Gửi ý
kiến BQT
Gửi tin
Nhịp sống

Cơ hội nào để nhà mạng kinh doanh dịch vụ internet trên máy bay (iob)?

Nghe bài viết dạng audio

Tạ Văn Tuệ đã đăng lúc 14:18 - 13.09.2023

Dịch vụ cung cấp Internet trên máy bay còn gọi là Wifi on Board (WoB) hay internet on Board (IoB) là một dịch vụ GTGT của các hãng hàng không, xuất hiện lần đầu năm 2006 tại Mỹ. Họ cung cấp wifi tốc độ cao cho khách hàng trong các chuyến bay và thu phí sử dụng hoặc miễn phí. Khách hàng có thể kết nối wifi cho smartphone, laptop, máy tính bảng… trong suốt chuyến bay.

Dịch vụ cung cấp Internet trên máy bay còn gọi là Wifi on Board (WoB) hay internet on Board (IoB) là một dịch vụ GTGT của các hãng hàng không, xuất hiện lần đầu năm 2006 tại Mỹ. Họ cung cấp wifi tốc độ cao cho khách hàng trong các chuyến bay và thu phí sử dụng hoặc miễn phí. Khách hàng có thể kết nối wifi cho smartphone, laptop, máy tính bảng… trong suốt chuyến bay.

Ngày nay, con người dễ dàng truy cập internet mọi lúc, mọi nơi, chỉ có duy nhất trên máy bay là việc truy cập internet vẫn còn hạn chế

Trên thế giới mới chỉ có 60/282 hãng hàng không thương mại cung cấp dịch vụ IoB, tập trung ở khu vực Bắc Mỹ, châu Âu, Trung Đông và Bắc Á.

Có 2 giải pháp để cung cấp kết nối IoB trên máy bay là sử dụng vệ tinh phát xuống máy bay - VSAT (Very small aperture terminal) và sử dụng LTE từ mặt đất phát sóng lên máy bay – ATG (Air-to-ground). Trên máy bay cần được trang bị hệ thống kết nối wifi để cung cấp dịch vụ IoB cho khách hàng.

Giải pháp VSAT

Anten VSAT có khả năng tự bám vệ tinh sẽ được lắp đặt trên nóc máy bay và thực hiện truyền dữ liệu từ máy bay ra internet thông qua Vệ tinh và trạm Hub mặt đất.

Giải pháp ATG

Triển khai các trạm thu phát sóng mặt đất để phủ sóng bầu trời. Máy bay sẽ kết nối internet thông qua anten được lắp dưới bụng máy bay.

Công nghệ VSAT đang được sử dụng phổ biến hiện nay do vấn đề về vùng phủ (khi bay qua biển, sa mạc…) còn ATG đang được các nhà mạng quan tâm triển khai và sẽ là xu thế công nghệ trong tương lai gần.

Dịch vụ IoB thường sẽ được cung cấp bởi hãng hàng không. Xu hướng chung các hãng hàng không đều định hướng triển khai Wifi đến 100% chuyến bay cả nội địa và quốc tế bằng cả 2 hình thức cung cấp dịch vụ là trả phí hoặc được miễn phí. Hãng hàng không mua lại toàn bộ dung lượng của đối tác/nhà mạng hoặc chia sẻ doanh thu để trở thành nhà cung cấp dịch vụ và trực tiếp thu tiền.

Tuy nhiên, một số nhà mạng hợp tác với hãng hàng không để cung cấp dịch vụ miễn phí cho thuê bao của mình như Tmobile hoặc bán dịch vụ như Jio bán gói cước JioPostpaid Plus và chia sẻ doanh thu với hãng hàng không.

Quy mô thị trường IoB rất tiềm năng, nhu cầu sử dụng dịch vụ IOB của khách hàng ngày càng cao là cơ hội để nhà mạng tham gia vào lĩnh vực này.

Theo hãng nghiên cứu thị trường Persistence, thị trường dịch vụ IoB năm 2022 ghi nhận mức doanh thu 7,794 tỷ USD, năm 2023 ước đạt 8,769 tỷ USD và dự báo đến năm 2033 sẽ đạt 32,751 tỷ USD, CAGR 14.1% cho giai đoạn 2023 – 2033.

Theo khảo sát của Inmarsat - 2022: 82% hành khách ưu tiên lựa chọn hãng bay có Wifi trên chuyến bay; 79% đã kết nối wifi trên tàu bay khi được free; 35% hành khách tại Mỹ chấp nhận trả tiền để sử dụng Wifi trong khi bay.

Tại Việt Nam, Vietnam Airlines là hãng hàng không duy nhất cung cấp dịch vụ Wi-Fi vệ tinh (432 kbps) năm 2019 thông qua đối tác VISHIPEL, SITAONAIR. Tuy nhiên dịch vụ mới được triển khai trên 4 máy bay Airbus A350-900. Mức cước phí sử dụng dịch vụ dao động từ 75K đồng (với gói chỉ nhắn tin) tới hơn 700K đồng (với gói làm việc và tương tác mạng xã hội).

Đây liệu có phải là cơ hội để Viettel đầu tư và kinh doanh dịch vụ IOB?

242 | 0 Bình luận | 4 Thích