Gửi ý
kiến BQT
Gửi tin
Nhịp sống

Mô hình digital platform – Hướng chuyển mình cho những doanh nghiệp Viễn thông

Nghe bài viết dạng audio

Lương Thu Thảo đã đăng lúc 15:50 - 13.09.2023

Trong những năm gần đây chúng ta đã chứng kiến sự trỗi dậy của nền kinh tế nền tảng. Những nền tảng kỹ thuật số này đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống của chúng ta từ cách làm việc, kinh doanh đến giao tiếp xã hội, di chuyển, sản xuất, v.v. Như trong lĩnh vực giáo dục, chúng ta có thể học các khóa học trực tuyến từ các trường đại học hàng đầu trên thế giới Harvard, Stanford qua Coursera, Future Learn, … Hay nhỏ hơn trong cuộc sống hàng ngày, ngôi nhà của chúng ta trở nên thông minh hơn với trợ lý ảo Amazon Alexa, Google Assistant.

Trong những năm gần đây chúng ta đã chứng kiến ​​sự trỗi dậy của nền kinh tế nền tảng. Những nền tảng kỹ thuật số này đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống của chúng ta từ cách làm việc, kinh doanh đến giao tiếp xã hội, di chuyển, sản xuất, v.v. Như trong lĩnh vực giáo dục, chúng ta có thể học các khóa học trực tuyến từ các trường đại học hàng đầu trên thế giới Harvard, Stanford qua Coursera, Future Learn, … Hay nhỏ hơn trong cuộc sống hàng ngày, ngôi nhà của chúng ta trở nên thông minh hơn với trợ lý ảo Amazon Alexa, Google Assistant.

Theo Forbes, top công ty đại chúng có giá trị nhất thế giới thuộc về năm công ty công nghệ Mỹ: Microsoft, Amazon, Apple, Alphabet (Google) và Facebook. Theo sát các công ty này là những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc như Alibaba, Tencent, Baidu và Xiaomi, cũng như nhiều công ty internet có trụ sở tại Hoa Kỳ như Netflix, eBay, Uber. Hầu hết các công ty này tuổi đời còn trẻ nhưng phát triển cực kỳ nhanh chóng và trở thành đối thủ đáng gờm nhờ nền tảng kĩ thuật số mà họ cung cấp.

Vậy mô hình digital platform là gì? Điều gì có thể khiến các công ty Big Tech áp dụng và thành công như vậy?

Để nói về mô hình này, chúng ta cần so sánh giữa mô hình truyền thống (pipe model) và mô hình platform.

Với mô hình truyền thống pipeline, các doanh nghiệp tự kiểm soát và triển khai chuỗi các hoạt động theo chiều dọc, với nhiều các bước để tạo ra sản phẩm hoàn thiện có giá trị cao và thu lời dựa trên chênh lệch giá trị bán và giá vốn. Mô hình này có thể áp dụng trong đa ngành nghề, đa lĩnh vực.

Mô hình platform là một loại mô hình kinh doanh trên nền tảng kỹ thuật số mà qua đó kết nối nhiều nhóm người dùng  và mang lại nhiều giá trị cho các bên tham gia. Thông thường, điều này liên quan đến việc kết nối cung với cầu, như nhà sáng tạo nội dung Content Creator và người xem YouTube hoặc người bán và người mua trên Ebay.

Hình 01: Một số ví dụ các Big Tech áp dụng mô hình platform

So với mô hình truyền thống, mô hình platform khắc phục nhiều hạn chế và mang những ưu điểm như dưới đây:

  • Hiệu ứng mạng (Network effect): là hiệu ứng mà mỗi người dùng gia nhập vào mạng lưới sẽ tạo thêm giá trị và cải thiện chất lượng cho mạng lưới đó. Các trang thương mại điện tử như Etsy, eBay, Amazon đã trở nên phổ biến khi thu hút được nhiều người bán tham gia vào thị trường và bán sản phẩm cho những người tiêu dùng thích mua sắm online.
  • Khả năng tăng quy mô (Scalability): mô hình có thể tăng quy mô rất nhanh do có thể loại bỏ nhiều rào cản truyền thống về tài sản cố định. Ví dụ: các hãng taxi truyền thống muốn mở rộng thì cần nhiều vốn để mua xe và tuyển tài xế, nhưng với Grab hay Uber chỉ cần kết nối người có xe với người có nhu cầu di chuyển.
  • Khả năng thu thập dữ liệu và đưa ra quyết định (Data-driven insights): Các doanh nghiệp nền tảng có quyền truy cập vào lượng lớn dữ liệu về hành vi của người dùng, dữ liệu này có thể được sử dụng để cải thiện nền tảng, cá nhân hóa trải nghiệm và thúc đẩy tăng trưởng doanh thu.

Liệu mô hình platform có phải là lời giải cho những thách thức hiện tại đối với các doanh nghiệp Viễn thông?

Hiện nay, các công ty viễn thông phải đối mặt với thời kỳ ngày càng khó khăn khi số hóa định hình lại nền kinh tế. Năm 2012, các công ty viễn thông thừa nhận rằng truyền thông over-the-top (OTT) dịch vụ đã trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với doanh thu của họ. Dịch vụ truyền thông OTT sử dụng internet để cung cấp một loạt các dịch vụ như thoại, cuộc gọi video và nhắn tin.

Không dừng lại ở đó, các doanh nghiệp viễn thông toàn cầu cũng đang chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các ông lớn công nghệ. Theo báo cáo được thực hiện bởi Roland Berger và Bloomberg, năm 2010, 10 nhà khai thác viễn thông hàng đầu tạo ra doanh thu gấp 4 lần và lợi nhuận gấp 2,5 lần so với Google, Apple, Facebook, Amazon và Microsoft. Đến năm 2021, tình thế đã hoàn toàn đảo ngược. Các gã khổng lồ công nghệ đang áp đảo ở cả doanh thu, lợi nhuận sau thuế EBITDA, vốn hóa thị trường với  các tỉ lệ lần lượt là 60.5%, 57.1% và 88.2%.           

              

Hình 02: Mối đe dọa lớn từ các Big Tech

Cụ thể, các công ty như Amazon, Facebook và Netflix đang thách thức truyền hình truyền thống bằng các dịch vụ phát video trực tuyến trên Internet. Các nhà sản xuất điện thoại thông minh như Google cung cấp dịch vụ di động của riêng mình. Hay một số công ty Internet, trong đó có Amazon và Google, thậm chí còn đang đẩy mạnh cung cấp dịch vụ Internet tại nhà. Sự thay đổi thống trị viễn thông này đã tác động nghiêm trọng đến vốn hóa thị trường của các nhà khai thác viễn thông.

Trước những áp lực từ nhiều phía, các doanh nghiệp viễn thông cần hành động và dịch chuyển sang mô hình platform để đổi mới với tốc độ nhanh, tăng cường khai thác nguồn tài nguyên và đạt được quy mô toàn cầu.

Những bước đi tiên phong trong ngành viễn thông trên thế giới

Vào tháng 10/2022, tập đoàn viễn thông Hàn Quốc KT đã có bước đi đầu tiên chuyển đổi mô hình truyền thống Telco thành mô hình nhà cung cấp nền tảng số Digico (Digital Company), đẩy mạnh đổi mới sang nền tảng đặt khách hàng làm trung tâm (customer-centric platform) trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau như truyền thông, tài chính và B2B. Với mục tiêu góp phần vào sự phát triển của Hàn Quốc, KT cam kết cung cấp các dịch vụ tiên tiến dựa trên công nghệ ABC  (AI·BigData·Cloud) để thúc đẩy phát triển xã hội số và thực hiện các trách nghiệm Môi trường, xã hội và quản trị (ESG responsibilities).

Hình 03: Robot AI được đưa vào phục vụ ở các quán ăn, café, nhà máy quy mô nhỏ

Hình 04: KT hợp tác với Amazon để phát triển trợ lý ảo Genie kết hợp 2 ngôn ngữ tiếng Hàn và tiếng Anh

Theo báo cáo đánh giá hiệu quả kinh doanh của KT năm 2022, sau khi tiến hành chuyển đổi mô hình sang Digico, doanh thu ghi nhận sự tăng trưởng 7.3% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 16.03 nghìn tỉ won. Trong đó, mặc dù chiếm tỉ trọng thấp hơn, Digico lại có tiềm năng tăng trưởng lớn hơn, gấp 3.2 lần với lĩnh vực B2B (+17.6%) và 6,3 lần với B2C (+19.5%) so với mảng kinh doanh truyền thống Telco.

Hình 05: Đánh giá hiệu quả kinh doanh của KT năm 2022

KDDI, một công ty viễn thông lớn tại thị trường Nhật Bản, cũng hướng tới phát triển nhà cung cấp                                                              nền tảng số thông qua lộ trình 3 bước:

  • Giai đoạn 2019 – 2021: tích hợp các dịch vụ viễn thông và các bộ phận cung cấp các giải pháp thông minh.
  • Giai đoạn 2022 – 2024: tập trung vào thúc đẩy Chuyển đổi số, phát triển giải pháp xoay quanh mạng 5G ứng dụng trong tài chính, năng lượng, y tế, giáo dục.
  • Giai đoạn 3 năm 2030: hoàn toàn trở thành một công ty nền tảng (platformer) để cung cấp các dịch vụ cho xã hội số của Nhật Bản.

Với mục tiêu này, KDDI xác định gắn việc phát triển bền vững và các ưu tiên về môi trường cùng các giá trị xã hội, tăng cường tính bền vững của doanh nghiệp. Đây là một đặc điểm chiến lược mà các nhà mạng hiện nay đang hướng đến.

Hình 06: Lộ trình phát triển thành nhà cung cấp nền tảng số của KDDI

Bước chuyển mình của Viettel trước xu thế Digico

Viettel đã và đang hòa nhập cùng xu thế và dẫn đầu trong phong trào kiến tạo xây dựng xã hội số với hệ sinh thái giải pháp dịch vụ chuyển đổi số toàn diện đến các khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp trong nước. Nhờ đó đã góp phần thay đổi cuộc sống ngày càng thuận tiện, văn minh và hiện đại hơn từ ứng dụng gọi xe & giao hàng trực tuyến Mygo, phần mềm quản lý bán hàng ViettelSale đến sàn thương mại điện tử Vỏ sò.

Về sản phẩm viễn thông, trung tâm di động Viettel Telecom đã ra mắt thành công GIC, một hệ sinh thái số hướng tới cộng đồng giới trẻ đặc biệt là các bạn GenZ. GIC hướng tới trở thành cộng đồng số nơi giới trẻ có thể kết nối, sử dụng các công cụ số một cách thuận tiện và dễ dàng nhất.

Tuy nhiên, trong nước, sự cạnh tranh gay gắt từ những tay chơi lớn trong các lĩnh vực khác nhau như Shopee (thương mại điện tử), Grab (gọi xe & giao hàng trực tuyến), KiotViet (quản lý bán hàng) hay Saymee của Mobifone (viễn thông) khiến cho các sản phẩm, dịch vụ của Viettel vẫn chưa trở thành top-of-mind (nhận thức hàng đầu) cho người dùng. Bên cạnh đó, các sản phẩm dịch vụ phân tán ở các nền tảng khác nhau nên người dùng khó có thể nhận biết và nắm toàn bộ hệ sinh thái của Viettel.

Đây sẽ là một bài toán khó cho Viettel cho việc tăng nhận diện thương hiệu trong các lĩnh vực khác nhau và tích hợp sản phẩm dịch vụ trong hệ sinh thái phục vụ người dung.

342 | 0 Bình luận | 0 Thích