Một số kỹ năng cần bỏ túi trong đàm phán để đạt hiệu quả cao
Nguyễn Thị Ngọc Thủy đã đăng lúc 09:35 - 23.02.2023
Bài viết dưới đây cung cấp cho chúng ta những “kỹ năng” cần bỏ túi để tăng năng lực đàm phán và tiến tới những thỏa thuận chiến lược thành công với khách hàng.
Trong bất kỳ một thương vụ nào, thì việc đàm phán một cách rõ ràng, chặt chẽ sẽ đảm bảo mang lại lợi ích cho cả hai bên, góp phần ngăn ngừa các vi phạm, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai. Bởi vậy chúng ta cần sáng suốt, cẩn trọng trong việc đàm phán tránh tình trạng xảy ra hệ lụy, thiệt hại lớn cho hai bên. Bài viết dưới đây cung cấp cho chúng ta những “kỹ năng” cần bỏ túi để tăng năng lực đàm phán và tiến tới những thỏa thuận chiến lược thành công với khách hàng.
“TẠO THIỆN CẢM VỚI KHÁCH HÀNG”: Trước hết phải tạo ra một không khí tin cậy, dễ chịu bằng một vài câu nói hay cử chỉ và thái độ vui vẻ, dễ gần thì hai bên mới có thể thẳng thắn và thoải mái khi đàm phán. Chúng ta không nên đối đầu ngay với đối tác đàm phán bằng những yêu cầu đòi hỏi, cần phải luôn nhớ rằng sẽ không bao giờ có cơ hội lần thứ hai để gây ấn tượng ban đầu. Sau khi gây ấn tượng ban đầu mới nên bắt đầu nói về chủ đề nội dung đàm phán, thương thuyết với đối tác.
“THỂ HIỆN PHI NGÔN NGỮ TRONG ĐÀM PHÁN”: Khi bạn giao tiếp với người đối diện, ngôn ngữ chỉ chiếm 7%; giọng điệu chiếm 38%, còn quan trọng nhất là phi ngôn ngữ (ngôn ngữ cơ thể) quan trọng nhất và chiếm tới 55%. Chính vì vậy mà những yếu tố ngôn ngữ cơ thể sẽ quyết định lớn đến sự thành công hay thất bại của một cuộc đàm phán. Bạn cần phải chú ý tới các cử chỉ, thái độ và động tác của cơ thể trong khi đàm phán để tránh mâu thuẫn không đáng có, thể hiện mình luôn là người có thái độ tích cực giúp tăng tính thuyết phục trong lời nói, từ đó mở ra nhiều cơ hội mới trong đàm phán.
Ảnh minh họa.
NGHỆ THUẬT LẮNG NGHE: Lắng nghe đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp, thể hiện sự thấu hiểu giữa bạn và đối tác. Người đàm phán tốt phải biết rèn cho mình có khả năng lắng nghe đối tác nói. Chỉ có ai thật sự quan tâm chú ý lắng nghe đối tác đàm phán với mình nói gì thì người đó mới có những phản ứng, lý lẽ phù hợp có lợi cho mình. Khi đàm phán, cũng có thể đối tác đang muốn lôi kéo, cuốn hút về một hướng khác và tìm cách khai thác thêm thông tin. Nên bạn phải biết lắng nghe, từ đó hiểu mấu chốt vấn đề để xử lý tình huống trong đàm phán một cách linh hoạt và thỏa đáng. Hãy nhớ một điều: Luôn có tâm thế: sẵng sàng lắng nghe và chỉ phát biểu khi đã hiểu chắc chắn ý tứ của đối tác? Không bàn lùi, không từ bỏ khi gặp khó khăn trong quá trình đàm phán hợp đồng.
“GIAO TIẾP MẠCH LẠC – TRÌNH BÀY TƯỜNG MINH”: Để thành công trong đàm phán hợp đồng, bắt buộc phải có kỹ năng giao tiếp tốt, phải biết cách trình bày tường minh, sử dụng từ ngữ một cách khôn khéo, linh hoạt, đặc biệt cách thức trình bày phải CÓ TÍNH HỆ THỐNG. Khi không đồng ý với điều khoản của khách hàng, thì không vội vàng bác bỏ mà cần nhấn mạnh thêm ý kiến riêng hoặc cùng đề nghị hai bên thử bàn một lần nữa để khách hàng có thời gian nhìn nhận lại. Điển hình khi xảy ra xung đột về yếu tố giá cả thì nên chuyển hướng và thuyết phục khách hàng theo hướng nhìn nhận theo giá trị vượt trội của sản phẩm., xem xét thêm các yếu tố khác như lợi thế cạnh tranh, khả năng sinh lời, giá trị vô hình hay điều khoản thanh toán v. v. Nếu hai bên nhìn thấy những lợi ích khác thì ấn tượng về giá cả sẽ không còn quá gay gắt khi tiếp tục đàm phán.
“BIẾT CÁCH ĐẶT CÂU HỎI KHAI THÁC”: Để khai thác được đối tác thì chúng ta cần biết cách đặt câu hỏi để sẽ có đầy đủ thông tin, chủ động hơn, và giành lợi thế trong đàm phán. Những câu hỏi hợp lý khéo léo sẽ chứng minh cho đối tác là mình luôn luôn hướng đến việc giúp đỡ và quan tâm đến họ. Khi mới bắt đầu đàm phán, nên đặt những câu hỏi trực tiếp/gợi mở giúp giảm bớt khoảng cách giữa hai bên đàm phán và có được nhiều thông tin trước khi thật sự bắt đầu đàm phán. Còn trong giai đoạn đàm phán thì cần đặt các câu hỏi đón đầu/câu hỏi lựa chọn để đi đến các đề xuất và điều khoản.
CHO NHẬN ĐÚNG LÚC: Để thành công trong đàm phán kinh doanh, cần có một ý thức, tư duy sẵng sàng CHO NHẬN nếu cần thiết. Có khi một sự lùi bước nhỏ cho đối tác thì có thể đem lại cả một thương vụ lớn về sau. Chúng ta đừng nên rạch ròi, bộc lộ sự lộ liễu người thắng và người thua sau cuộc đàm phán, nếu như chúng ta còn muốn tiếp tục kinh doanh với đối tác đó. Mà phải khéo léo cho đối tác thấy một kết quả đàm phán WIN – WIN là cả hai bên đều có lợi, là sự trao đổi tự nguyện giữa hai bên.
Hy vọng đây là những kiến thức hữu ích đối với mỗi CBNV trong công việc cũng như trong cuộc sống!
-
Xây tri thức, dựng tương lai
8 | 0 Bình luận | 0 Thích
-
Giấc mơ có thật
23 | 0 Bình luận | 0 Thích
-
Ưu đãi gói cước 5G dành riêng cho CBNV Viettel, chỉ từ 135.000đ/tháng
198 | 0 Bình luận | 1 Thích
-
[LIVESTREAM] Chung kết cuộc thi Viettel Telecom Idol
6053 | 24 Bình luận | 41 Thích
-
Chúc mừng 30 cá nhân được TCT khen thưởng hoàn thành xuất sắc...
2754 | 1 Bình luận | 8 Thích
-
Tôi không nghĩ Viettel đã cho mình nhiều như thế!
1265 | 10 Bình luận | 21 Thích
-
Bật mí 2 giám khảo khách mời vô cùng đặc biệt của sân khấu âm...
1102 | 0 Bình luận | 6 Thích
-
Chung kết Viettel Telecom Idol nóng hơn bao giờ hết trước giờ G
1057 | 1 Bình luận | 3 Thích