Gửi ý
kiến BQT
Gửi tin
Nhịp sống

Gen Z: Viettel cần chuẩn bị gì để chào đón một thế hệ lao động trẻ đầy cá tính?

Nghe bài viết dạng audio

Nguyễn Thảo Nhi đã đăng lúc 15:14 - 07.08.2023

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người thuộc Gen Z đang trong độ tuổi lao động (15-26 tuổi) vào khoảng 13 triệu người trong năm 2020, chiếm khoảng 24% lực lượng lao động. Tới 2025, Gen Z dự kiến sẽ đóng góp vào một phần ba lực lượng lao động tại Việt Nam, và sẽ có sức ảnh hưởng lớn tới thị trường lao động trong nước.

Gen Z là ai?

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người thuộc Gen Z đang trong độ tuổi lao động (15-26 tuổi) vào khoảng 13 triệu người trong năm 2020, chiếm khoảng 24% lực lượng lao động. Tới 2025, Gen Z dự kiến sẽ đóng góp vào một phần ba lực lượng lao động tại Việt Nam, và sẽ có sức ảnh hưởng lớn tới thị trường lao động trong nước

Gen Z là lực lượng lao động như thế nào?

Khác với những thế hệ trước với quan niệm ứng tuyển là “xin việc” hoặc là nhân viên mới sẽ luôn bắt đầu từ vị trí thấp nhất và sẵn sàng làm bất cứ công việc gì để tích lũy kinh nghiệm. Gen Z cho rằng công việc là cơ hội ngang bằng cho cả ứng viên và nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, họ cũng tự tin rằng mình có thể tự tìm việc, thể hiện bản thân, cũng như đủ khả năng để tham gia vào những vị trí cao ngay từ khi bắt đầu.

Khác biệt thế hệ trong môi trường làm việc

Lực lượng lao động hiện tại bao gồm Gen X (1965-1980), Gen Y (1981-1996) và Gen Z (1997-2012) và mỗi thế hệ có một đặc điểm khác nhau. Theo góc nhìn từ các nhà quản lý lâu năm, Gen X được đánh giá có đặc điểm kiên trì, chịu khó và gắn bó lâu dài với công việc. Còn Gen Y cởi mở hơn, tiếp cận nhiều hơn với công nghệ và dành nhiều sự quan tâm tới ý nghĩa công việc. Đặc biệt, Gen Z - thế hệ trẻ nhất trong lực lượng nhân sự, được cho rằng có nhiều sự khác biệt lớn. Những người trẻ Gen Z thường có khả năng tìm kiếm, nghiên cứu những thông tin một cách nhanh chóng, nhạy bén về công nghệ. Bên cạnh đó, một đặc điểm nổi bật của thế hệ này là khả năng kiêm nhiệm nhiều công việc cùng một lúc và có những suy nghĩ táo bạo hơn. Tuy nhiên, Gen Z có phần phụ thuộc vào công nghệ và thiếu sự kết nối với xã hội xung quanh hơn so với những người đi trước. Vì vậy, để chuẩn bị đón chào thế hệ lao động Gen Z, chúng ta cần hiểu rõ hơn về thế giới quan cũng như tâm lý của họ khi làm việc, từ đó đưa ra được những chiến lược nhân sự phù hơp.

Là những “Chuyên gia” về công nghệ và kỹ thuật số

Trong khi Gen Y là tiên phong về điện thoại thông minh, Internet và phương tiện truyền thông xã hội thì Gen Z lại lớn lên trong thế giới kỹ thuật số này, họ hầu như không biết đến cuộc sống không có công nghệ. Phần lớn mọi khía cạnh trong cuộc sống của họ đều có sự hiện diện và hỗ trợ của các thiết bị điện tử vì vậy 91% những người trong thế hệ gen Z quan tâm đến hệ thống công nghệ khi làm việc tại một công ty, theo số liệu nghiên cứu của Uleash

Mong muốn kiêm nhiệm nhiều công việc

75% thế hệ Z bày tỏ rằng họ mong muốn được đảm nhận nhiều vai trò trong một công ty, vì vậy họ không phải là một thế hệ “trung thành” với một người sếp duy nhất, họ thích đảm nhận nhiều vị trí trong một tổ chức để tạo ra một sự nghiệp linh hoạt hơn. 

Mưu cầu công việc ổn định và sẵn sàng chấp nhận khó khăn để đạt được điều đó

Gen Z chứng kiến bố mẹ mình phải vật lộn với những khó khăn tài chính qua các cuộc khủng hoảng như Bong bóng nhà đất, Đại suy thoái và đặc biệt là Covid-19. Vì lẽ đó, họ có xu hướng thực dụng và ưu tiên an toàn tài chính khi tìm kiếm việc làm. Động lực hàng đầu của Thế hệ Z trong công việc là tiền/lương (70%), khả năng theo đuổi đam mê (46%) và những thách thức/hứng thú của công việc (39%)

77% thế hệ Z tin rằng họ cần phải làm việc chăm chỉ hơn so với các thế hệ trước để có được một công việc ổn định và 58% sẵn sàng làm việc vào ban đêm và cuối tuần để có mức lương cao hơn, trong khi đó chỉ có 41% các thế hệ khác sẵn sàng làm việc trong khung thời gian đó. Bên cạnh đó, 67% Gen Z cũng sẵn sàng chuyển chỗ ở để có được công việc tốt hơn.

Đề cao tính đa dạng

Gen Y được coi là thế hệ “toàn cầu” đầu tiên với sự phát triển của Internet, nhưng Gen Z lớn lên trong World Wide Web chính là thế hệ có tính “toàn cầu” cao nhất. Có cơ hội được tiếp cận với đa dạng văn hóa, thông tin từ bé, Gen Z có xu hướng áp dụng cách tiếp cận toàn cầu hơn đối với mọi suy nghĩ và hành động của họ, đồng thời họ cũng mong đợi nơi làm việc luôn đổi mới và cập nhật xu thế (từ tầm nhìn và sứ mệnh của công ty cần phù hợp hơn với xu thế thế giới đến thời gian làm việc linh hoạt, đa dạng sắc tộc, không gian làm việc, phong cách lãnh đạo….). 77% nói rằng sự đa dạng của công ty sẽ ảnh hưởng đến quyết định làm có làm việc ở đó hay không?

Là những người độc lập và có tinh thần tự học

75% cho biết họ không coi đại học là con đường duy nhất để đạt được trình độ học vấn cao, và nhiều người đang chọn con đường đi làm trực tiếp/ đi học nghề.Tại nơi làm việc, Gen Z có xu hướng độc lập khi 69% muốn có một không gian văn phòng riêng hơn là không gian làm việc chung và cởi mở như các thế hệ trước. Bên cạnh đó, 71% Gen Z tin vào câu “nếu bạn muốn nó được thực hiện đúng cách, thì hãy tự mình làm điều đó”.

Mong muốn tạo ra sự khác biệt cho xã hội

Gen Z có cơ hội được tiếp cận với đa dạng thông tin và có nhận thức sâu sắc về những thách thức mà thế giới phải đối mặt. Họ muốn tạo ra sự khác biệt trên thế giới và 93% nói rằng tác động của một công ty đối với xã hội ảnh hưởng đến quyết định làm việc ở đó của họ.

Thế hệ “khó cộng tác”

Trong khảo sát của Resume Builder với hơn 1.300 lãnh đạo, gần 74% lãnh đạo được khảo sát cho rằng khó cộng tác với Gen Z hơn so với các thế hệ trước. Ở chiều ngược lại, 45% Thế hệ Z cho biết họ thấy khó khăn khi làm việc với những người thuộc thế hệ Baby Boomer (1946-1964), 17% cảm thấy khó khăn khi làm việc với Gen X và 5% với Gen Y.

Chúng ta có thể nhận định sơ bộ rằng, trong môi trường làm việc, khoảng cách thế hệ giữa nhân sự Gen Z và nhân sự lớn tuổi hơn có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hợp tác trong công việc. Sự khác biệt thế hệ tạo nên khác biệt về suy nghĩ, niềm tin và hành động. Trong quan hệ đồng nghiệp, các nhân viên lớn tuổi hay lo lắng rằng họ không còn phù hợp với môi trường số năng động, ngược lại, nhân sự Gen Z cũng cảm thấy bị áp lực bởi các thế hệ cũ và không chắc chắn về vai trò của họ ở lực lượng lao động đa thế hệ. Trong quan hệ quyền lực, quản lý lớn tuổi thường điều hành kém linh hoạt, thiếu đi khả năng lắng nghe, tin tưởng với Gen Z cấp dưới, ngược lại, sự táo bạo của quản lý Gen Z lại làm khó các nhân viên thế hệ cũ. Vì vậy, trước khi tuyển dụng mới, bên cạnh định hướng lựa chọn kiểu ứng viên tương thích với tập thể sẵn có, doanh nghiệp cần thiết lập mạng lưới trao đổi để các thế hệ nhân sự dễ dàng cộng tác, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và thấu hiểu nhau hơn.

Có thể thấy, Gen Z được sinh ra trong giai đoạn bùng nổ Internet với khẳnng thích ứng, học hỏi các công nghệ mới nhanh chóng. Từ đó, họ cũng có mindset cởi mở và quan tâm nhiều hơn đến các khía cạnh xã hội (sự công bằng, bền vững) ngoài những yêu cầu cơ bản (chế độ đãi ngộ, lương thưởng). Tóm lại, Gen Z kỳ vọng được làm việc ở một doanh nghiệp có giá trị, văn hóa, hình ảnh xã hội tương đồng với bản thân. Bên cạnh đó, họ muốn có sự đảm bảo về tài chính, nhiều cơ hội thăng tiến, cũng như khả năng cân bằng cuộc sống. Sự gia nhập của Gen Z vào lực lượng lao động sẽ làm tăng thêm sự phức tạp trong việc quản lý nhân sự khi nhiều thế hệ sẽ cùng làm việc trong một môi trường với nhiều sự khác biệt về tư tưởng, tính cách.

Mặc dù thời gian sẽ cho biết tác động của Gen Z đến lực lượng lao động như thế nào, nhưng việc nhận thức sớm được những đặc điểm của Gen Z sẽ cho phép người sử dụng lao động dự đoán sớm được tác động và có được cho mình một chiến lược nhân sự có thể tận dụng tối đa những mặt tối và hạn chế những mặt trái của thế hệ nhân sự mới và đạt được hiệu quả quản lý, kinh doanh tốt nhất.

Viettel cần chuẩn bị gì để chuẩn bị cho một thế hệ lao động trẻ - cá tính này?

Áp dụng công nghệ trong vận hành quản lý nhân sự 

Viettel nên tìm hiểu và áp dụng một số phần mềm hỗ trợ quản lý doanh nghiệp như: Phần mềm quản lý công việc, Phần mềm quản lý dự án, Phần mềm quản lý tài nguyên, Mạng truyền thông nội bộ, …Theo tình hình thực tế, Viettel đã xây dựng những phần mềm hỗ trợ cho CBCNV phục vụ trong công việc. Một số những phần mềm khá hiệu quả như: Voffice, Mail, hệ thống báo cáo BCCS/Adhoc…tuy nhiên vẫn còn một vài phần mềm đang cần hoàn thiện và truyền thông thêm cho CBCNV như hệ thống chấm công, hệ thống hỗ trợ làm việc nhóm/ lập kế hoạch trực tuyến như Trello,…

Giao tiếp hiệu quả về quyền lợi, chính sách và kết quả công việc

Vì thế hệ Z luôn mong muốn sự đảm bảo và an toàn trong sự nghiệp của mình, Viettel cần cho nhân viên nhận thấy sự minh bạch và công bằng cách: Thông báo mọi chính sách công ty qua kênh truyền thông nội bộ; tổ chức ngay các cuộc họp khi có vấn đề xảy ra trong công ty; Làm nổi bật tầm nhìn, sứ mệnh công ty trên các trang web hay các trang xã hội có sự tương tác với bên ngoài.

Bên cạnh đó, Gen Z đánh giá cao việc nhận được các phản hồi từ phía lãnh đạo và tổ chức để cho biết họ có đang đi đúng hướng trong công việc hay không. Do đó, cán bộ lãnh đạo Viettel nên tổ chức định kỳ các buổi đánh giá nhân sự diện rộng theo tháng/quý/năm về hiệu suất công việc và có những cơ chế khen thưởng khích lệ

Có lộ trình phát triển rõ rang và mục tiêu để phấn đấu

Gen Z có nhiều tham vọng trong thăng tiến sự nghiệp và mong muốn có được sự yên tâm, do đó, Viettel cần có sự cam kết đối với sự phát triển sự nghiệp của nhân viên. Cụ thể, cần vạch rõ lộ trình phát triển cho từng nhóm nhân viên với các tiêu chí được lượng hóa cụ thể, rõ ràng. VD: Để được thằng bậc chuyên viên cần làm việc tại đơn vị bao nhiêu năm, cần đạt được những giải thưởng cụ thể nào, bằng cấp ra sao,…?

Về 2 khía cạnh, một là phát triển kiến thức chuyên môn thông qua việc tổ chức những khóa học phát triển kỹ năng nghề nghiệp, giúp đỡ nhân viên trong quá trình định hướng nghề nghiệp, hỗ trợ kinh phí tham gia những sự kiện, khóa học liên quan đến phát triển bản thân, …Hai là, cần có lộ trình rõ ràng về thăng tiến, cơ chế thưởng để kích thích và giữ chân nhân tài.

Tạo ra các cơ hội học tập, trao đổi kiến thức giữa các thế hệ

Để hạn chế sự xung đột giữa các thế hệ nhân viên, Viettel nên tổ chức các buổi đào tạo chéo cho các vị trí khác nhau, tập trung vào việc phát triển các kỹ năng chuyển đổi. Việc đào tạo này giúp cho các nhân viên thuộc các thế hệ có cơ hội được chia sẻ với nhau những kinh nghiệm, góc nhìn và trở nên gắn bó hơn với nhau, tạo nền móng cho sự hợp tác trong công việc.

Để xem toàn bộ các bài viết trong Tạp chí, kính mời đồng chí xem tại đây:

1. Bản dọc xem trên điện thoại

2. Bản ngang xem trên máy tính

632 | 0 Bình luận | 1 Thích