Lịch sử 90 năm ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930-18/11/2020)
Nguyễn Văn Bảy đã đăng lúc 13:48 - 18.11.2020
Ngày 18/11/1930, Hội Phản đế đồng minh được thành lập, đây là hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam - nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Mặt trận Phản đế đồng minh ra đời đã gây được cao trào phản đế mạnh mẽ trong cả nước, đã giúp quần chúng đấu tranh với địch, giành được quyền lợi thiết thực. Phong trào phản đế đã ăn sâu vào các tầng lớp quần chúng công-nông và tiểu tư sản, xây dựng được khối công - nông liên minh chặt chẽ, mở đầu trang sử vẻ vang của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam.
- Lịch sử ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
- Nét đẹp Hậu Giang qua từng bức ảnh
- Tập đoàn ký thỏa thuận hợp tác với UBND Tỉnh Hậu Giang về Chính quyền Điện tử và Đô thị thông minh
Ngày 18/11/1930, Hội Phản đế đồng minh được thành lập, đây là hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam - nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Mặt trận Phản đế đồng minh ra đời đã gây được cao trào phản đế mạnh mẽ trong cả nước, đã giúp quần chúng đấu tranh với địch, giành được quyền lợi thiết thực. Phong trào phản đế đã ăn sâu vào các tầng lớp quần chúng công-nông và tiểu tư sản, xây dựng được khối công - nông liên minh chặt chẽ, mở đầu trang sử vẻ vang của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam.
Tháng 11/1936, Đảng ta chủ trương tạm thời chưa đối đầu với Pháp và quyết định thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương; đến tháng 3/1938 đổi thành Mặt trận thống nhất dân chủ Đông dương, gọi tắt là Mặt trận dân chủ Đông Dương. Với mục tiêu nhằm chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, cơm áo và hoà bình. Bằng hoạt động khôn khéo và linh hoạt của mình, Mặt trận đã phát động được phong trào quần chúng rầm rộ, rộng rãi trong nhiều tầng lớp nhân dân lúc bấy giờ đứng lên chống phát xít.
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Đảng ta xác định nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Đông Dương là giải phóng dân tộc nên tháng 11/1939 đã chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông dương, nhằm tập hợp lực lượng chống đế quốc và tay sai, lôi kéo những phần tử tiến bộ trong giai cấp địa chủ.
Nhận rõ sự chuyển biến lớn của tình thế cách mạng trong giai đoạn này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập Hội nghị TW lần thứ 8 (tháng 5/1941) xác định cách mạng Việt Nam lúc này là Cách mạng dân tộc giải phóng và quyết định thành lập Việt Nam độc lập đồng minh hội, gọi tắt là Mặt trận Việt Minh. Đây là thời kỳ chính sách mặt trận được đề ra cụ thể, được áp dụng rộng và có kinh nghiệm phong phú nhất.
Tháng 8-1945, cuộc tổng khởi nghĩa đã diễn ra và thắng lợi trên cả nước. Cuộc khởi nghĩa đó đã mang tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc. Sức mạnh dân tộc của Việt Nam được phát huy mạnh mẽ và triệt để trên cơ sở tư tưởng độc lập, tự do và chiến lược đại đoàn kết dân tộc Hồ Chí Minh được tập hợp trong Mặt trận Việt Minh do chính Người sáng lập và lãnh đạo. Không chỉ có sĩ, nông, công, thương, binh, mà cả vua quan triều Nguyễn cũng ngả theo cách mạng. Kẻ xâm lược mất đi chỗ dựa ban đầu; kẻ thù trong nước bị tê liệt. Những người có tâm huyết với nước với dân được thu phục và tận tụy đến cùng với cách mạng. Kết quả là chỉ với hơn 5 nghìn đảng viên và hơn 20 triệu đồng bào đã kết thành một khối, dân tộc ta đã làm một cuộc cách mạng long trời, lở đất, lật nhào chế độ phong kiến hàng nghìn năm, bẻ gẫy xiềng xích nô lệ ngót 100 năm của chủ nghĩa thực dân, giành lại độc lập dân tộc, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà - nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, đưa cách mạng sang trang sử mới.
Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền cách mạng non trẻ, thù trong, giặc ngoài tình thế vô cùng hiểm nghèo và Đảng ta thấy cần phải có những hình thức và biện pháp mới để tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh để giữ vững chính quyền. Theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tháng 5/1946, Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam gọi tắt là Hội Liên Việt được thành lập đã thu hút được thêm nhiều tầng lớp nhân dân kể cả một số nhân sĩ, địa chủ yêu nước, một số người trong các tôn giáo, dân tộc thiểu số. Đến tháng 3/1951, Đại hội thống nhất Việt minh - Liên Việt lấy tên là Mặt trận Liên Việt. Mặt trận Liên Việt đã góp phần tích cực trong việc đưa đất nước ta thoát khỏi thế “ngàn cân treo sợi tóc” giai đoạn 1945 – 1946.
Để mở rộng khối đoàn kết dân tộc, đoàn kết cả những người thực sự yêu Tổ quốc, yêu hoà bình, không phân biệt thuộc đảng phái nào, tôn giáo nào, tầng lớp nào và quá khứ họ đã hợp tác với bên nào nhằm tập trung mũi nhọn đấu tranh của nhân dân ta chống Mỹ - Diệm để thực hiện thống nhất Tổ quốc, Đại hội Mặt trận Liên Việt toàn quốc họp từ ngày 5-9 đến ngày 10-9-1955 tại Hà Nội quyết định thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tiếp tục sự nghiệp đoàn kết toàn dân của Mặt trận Liên Việt. Quan hệ giữa các tổ chức trong Mặt trận dựa trên nguyên tắc thương lượng dân chủ đi đến thống nhất hành động, thân ái, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, tôn trọng tính chất độc lập của mỗi tổ chức. Chủ tịch Hồ Chí Minh được Đại hội bầu làm Chủ tịch danh dự của Mặt trận.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân miền Nam cũng đòi hỏi phải có một mặt trận rộng lớn để đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân nhằm đánh đuổi đế quốc và làm sụp đổ chế độ độc tài tay sai của Mỹ. Tháng 12/1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời với chương trình hành động 10 điểm mà nội dung cơ bản là đánh đổ chế độ thuộc địa trá hình của đế quốc Mỹ và chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, xây dựng một miền Nam Việt Nam độc lập, dân chủ, hoà bình, trung lập, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc. Trong quá trình hoạt động, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã kịp thời đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm không ngừng mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân. Đại hội lần thứ I (3/1962) quyết định nhiều chính sách lớn về đối nội và đối ngoại như vấn đề hoà bình, trung lập, dân tộc, ruộng đất, trí thức, tư sản, tôn giáo, ngoại kiều, chính sách đối với binh lính và nguỵ quyền miền Nam tạo điều kiện đoàn kết rộng rãi, sẵn sàng bắt tay với những ai tán thành chống Mỹ, cứu nước.
Tháng 6/1969, Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam đã bầu ra Chính phủ Cách mạng lâm thời và Hội đồng cố vấn. Từ khi ra đời, Mặt trận đã làm một phần chức năng của chính quyền dân chủ nhân dân và từ đây, Mặt trận trở thành vai trò trụ cột và hậu thuẫn cho chính quyền cách mạng. Mặt trận không ngừng đẩy mạnh hoạt động trên cả ba mặt quân sự, chính trị và ngoại giao, tiến tới cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền nam.
Chúng ta tự hào khẳng định: Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam là hình thức tổ chức Mặt trận Dân tộc Thống nhất phát triển đến đỉnh cao, tổng hợp toàn bộ kinh nghiệm của lịch sử Mặt trận, vận dụng hết sức sáng tạo vào điều kiện đấu tranh mới cực kỳ gian khổ, phức tạp chống đế quốc Mỹ và tay sai, hoàn thành sứ mạng vô cùng quang vinh. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam là một điểm sáng trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta.
Sau khi thống nhất nước nhà, tháng 01/1977, Đại hội Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam quyết định thống nhất 3 tổ chức Mặt trận ở hai miền lấy tên chung là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đây là Đại hội lịch sử, biểu dương thắng lợi của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là mốc đánh dấu bước phát triển mới của Mặt trận dân tộc thống nhất trong giai đoạn mới của cách mạng. Đại hội đã thông qua chương trình chính trị và điều lệ mới nhằm đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, phát huy nhiệt tình cách mạng và tinh thần làm chủ, động viên nhân dân thi đua lao động sản xuất, tích cực tham gia cải tạo XHCN và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, tích cực góp phần vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới. Đến nay, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trải qua 7 kỳ Đại hội. Đại hội VII Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được tổ chức vào tháng 9 năm 2009 với chủ đề “Nâng cao vai trò Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy dân chủ, góp phần tăng cường đồng thuận xã hội, vì dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
-
Biển người từ sân khấu thứ 2 của Viettel Y-Fest: Khán giả thưởng thức trọn vẹn,...
960 | 0 Bình luận | 3 Thích
-
1Office và Viettel Telecom triển khai hợp tác, dự kiến chính thức kinh doanh...
215 | 0 Bình luận | 0 Thích
-
Nền tảng SME HUB chia thành 4 nhóm sản phẩm chính: Hỗ trợ đắc lực cho AM trong...
27 | 0 Bình luận | 0 Thích
-
PTGĐ Tập đoàn - TGĐ VTT Cao Anh Sơn trực tiếp kiểm tra công tác...
2406 | 1 Bình luận | 5 Thích
-
SIÊU HOT: Khách hàng Viettel có thể săn vé Y-Fest 2024 online
1185 | 0 Bình luận | 4 Thích
-
Biển người từ sân khấu thứ 2 của Viettel Y-Fest: Khán giả thưởng...
960 | 0 Bình luận | 3 Thích
-
Gần 30 nhân sự kỹ thuật của Viettel học để chuyển sang kinh doanh
803 | 0 Bình luận | 1 Thích
-
Một đêm nhạc - Hai sân khấu: Viettel Y-Fest đốt cháy phố đi bộ...
751 | 0 Bình luận | 5 Thích