TCT hướng dẫn CBCNV về việc phòng, chống say nắng, say nóng trong mùa hè năm 2024
Phòng Hành chính - Tổng Công ty Viễn thông Viettel đã đăng lúc 12:04 - 10.05.2024
Bị say nắng sẽ khiến chúng ta mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu... mà còn có khả năng dẫn đến đột quỵ. Bộ phận Quân y Tổng Công ty hướng dẫn CBCNV cách phòng chống say nắng, nóng trong mùa
Vào mùa hè, thời tiết nắng nóng kéo dài, độ ẩm tăng cao bất thường như dịp nghỉ lễ dài vừa qua khiến nhiều người bị suy kiệt sức khỏe, có thể gây nên tình trạng sốc nhiệt, trụy mạch, tổn thương não nhất là đối tượng người già, trẻ nhỏ hoặc người có công việc phải ra ngoài đường nhiều. Các bệnh liên quan tới nắng nóng, ra mồ hôi nhiều mà không được bù nước đầy đủ có thể dẫn tới mất nước và chuột rút, trong khi cơ thể không thải đủ nhiệt sẽ dẫn tới suy kiệt vì nóng, thậm chí là say nắng cần cấp cứu. Nhằm dự phòng say nắng, say nóng, bảo đảm sức khỏe cho Cán bộ nhân viên (CBNV), Tổng Công ty Viễn thông Viettel hướng dẫn một số nội dung cơ bản để nhận biết và phòng tránh như sau:
1. Cách để CBNV nhận biết bị say năng, say nóng:
Theo 3 mức độ:
- Mức độ nhẹ: Choáng váng, chuột rút.
- Mức độ vừa: Kiệt sức.
- Mức độ nặng: Sốc nhiệt (có thể tử vong).
*Triệu chứng: Tùy theo mức độ bệnh mà có thể có các triệu chứng sau:
Say nóng: Tăng thân nhiệt trên 38,5ºC; Da lạnh, ẩm ướt và tái mét; hoặc nóng khô trong trường hợp đột quỵ do nóng; vã mồ hôi; Miệng khô; Mệt mỏi, đuối sức; Choáng váng, nhức đầu; Buồn nôn, nôn; Chuột rút; Tiểu ít, nước tiểu sẫm màu; Mạch nhanh, yếu; tụt huyết áp tư thế đứng.
Say nắng: Thân nhiệt tăng cao (> 40ºC); Da nóng, khô và đỏ; Không có mồ hôi; Thở sâu, mạch nhanh sau đó là thở nông và mạch yếu; Đồng tử giãn; Lú lẫn, mê sảng, ảo giác; Co giật, hôn mê.
2. Cánh xử lý khi say nắng, say nóng:
- Nhanh chóng đưa nạn nhân vào nơi thoáng mát, nới bỏ quần áo dài.
- Nếu nạn nhân ngừng tuần hoàn, hô hấp: Tiến hành hồi sức cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp cơ bản theo thứ tự:
- Ép tim ngoài lồng ngực: Vị trí ép tim 1/3 dưới xương ức, tần số ép tim 30 lần kèm theo 02 lần thổi ngạt.
- Kiểm soát khai thông đường thở: Nằm nghiêng đầu sang trái, lấy hết đờm, dãi trong miệng.
- Thông khí: Ngửa đầu nạn nhân, nâng cằm, bóp mũi nạn nhân và hà hơi kín miệng – miệng trong vòng 1 giây, đảm bảo lồng ngực nạn nhân được nâng lên khi thổi. Sau đó, hít thở bình thường và tiếp tục thổi lần thứ 2 như trên.
- Đo nhiệt độ dưới lưỡi hoặc hậu môn (nếu có điều kiện).
- Áp dụng ngay lập tức và mạnh mẽ các biện pháp làm mát để hạ nhiệt độ trung tâm của cơ thể:
- Nới rộng quần áo;
- Chườm mát toàn thân, mức độ nặng có thể phun nước dạng sương (không phun vào mũi, miệng);
- Thông gió, bảo đảm thoáng khí;
- Uống nước mát có bổ sung muối, tốt nhất sử dụng dung dịch Oresol;
- Có thể cho dùng thuốc hạ nhiệt: Paracetamol (Efferalgan);
- Sau khi dùng các biện pháp điều trị tích cực nếu tình trạng không tiến triển hoặc diễn biến nặng hơn phải vận chuyển ngay về các cơ sở y tế có khoa hồi sức cấp cứu gần nhất, chú ý: Việc cấp cứu tại chỗ cần thực hiện tích cực trong khoảng thời gian vàng = 15 phút.
3. Biện pháp phòng tránh say nắng, say nóng
- CBNV không nên lao động, làm việc quá lâu (quá 60 phút), hoạt động thể lực quá sức ngoài trời nắng, trong môi trường nóng bức, đặc biệt vào thời điểm 11h00 – 15h00.
- CBNV phải sử dụng các trang bị bảo hộ phù hợp:
- Nhân viên làm việc ngoài trời: Khi lao động, đi đường vào thời điểm nắng nóng cần sử dụng mũ, nón rộng vành, kính râm, quần áo dài chống nắng.
- Nhân viên làm việc trong đơn vị: Mang mặc quần áo, mũ bảo hộ lao động đúng cách (theo nội quy lao động), bảo đảm hệ thống thông gió tốt trong các khu vực lao động.
- Bôi kem chống nắng 30 phút trước khi ra đường khi trời nắng, nóng.
- Uống đủ nước: Không nhịn khát, chỉ bắt đầu bước vào lao động, luyện tập khi cơ thể ở trạng thái cân bằng nước (hết cảm giác khát). Trong thời gian luyện tập, lao động cần uống thường xuyên một lượng nhỏ nước (150-200 ml) cách nhau 15-20 phút/lần; các loại nước nên sử dụng: Dung dịch Oresol, nước chanh pha muối loãng…
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường ăn hoa quả tươi, bổ sung Vitamin C và luyện tập thể dục thể thao phù hợp để nâng cao sức khỏe bản thân.
Với những hướng dẫn cơ bản này, CBCNV nắm để phòng, chữa cho mình và người thân. Chúc các đ/c luôn đảm bảo sức khỏe tốt trong mùa hè 2024.
-
Xây tri thức, dựng tương lai
13 | 0 Bình luận | 0 Thích
-
Giấc mơ có thật
64 | 0 Bình luận | 1 Thích
-
Ưu đãi gói cước 5G dành riêng cho CBNV Viettel, chỉ từ 135.000đ/tháng
219 | 0 Bình luận | 1 Thích
-
[LIVESTREAM] Chung kết cuộc thi Viettel Telecom Idol
6081 | 24 Bình luận | 41 Thích
-
Siêu bão YAGI- Thước đo ý chí chiến đấu trong mỗi chiến binh...
3309 | 36 Bình luận | 32 Thích
-
Chúc mừng 30 cá nhân được TCT khen thưởng hoàn thành xuất sắc...
2774 | 1 Bình luận | 8 Thích
-
Chính thức công bố 10 đội sẽ bước vào chung kết cuộc thi Viettel...
1744 | 6 Bình luận | 17 Thích
-
Kỷ niệm 20 năm kinh doanh di động: Chương trình quay số may mắn...
1519 | 0 Bình luận | 9 Thích