Kinh doanh eSIM – động lực phát triển thuê bao các năm tới
Phòng NCTT - TT Di Động đã đăng lúc 17:31 - 23.04.2024
eSIM không còn xa lạ đối với các khách hàng trong những năm gần đây. Công nghệ eSim mang đến nhiều tiện ích cho người dùng, nó được gắn cố định trên bảng mạch của thiết bị, có kích thước vô cùng nhỏ gọn, có thể tích hợp rất nhiều số điện thoại của nhiều nhà mạng khác nhau trên một eSIM.
eSIM là gì?
eSim (Embedded Subscriber Identity Module) là công nghệ Sim thế hệ thứ 5 được ứng dụng vào thương mại từ năm 2016. Đây là loại sim vật lý đầu tiên được tích hợp sẵn trong các thiết bị phần cứng do nhà sản xuất cung cấp. Ứng dụng lớn nhất của eSim là trong lĩnh vực IoT và thiết bị cầm tay (Smartphone). Ngoài việc khắc phục được các nhược điểm về vật lý, eSim cho phép người sử dụng có thể thay thế, chuyển đổi một các liền mạch và từ xa thông qua các phần mềm quản lý mà không đòi hỏi phải tác động vật lý trực tiếp đến thiết bị.
Xu hướng kinh doanh eSIM trên thế giới?
Toàn cầu có 400 nhà mạng trên 116 quốc gia kinh doanh thương mại dịch vụ eSIM trong đó đa số là các quốc gia phát triển, duy nhất Trung Quốc mới chỉ cung cấp dịch vụ eSim trên các thiết bị IoT và chưa rõ thời gian cung cấp eSIM trên các thiết bị smartphone.
Theo GSMA, năm 2023 là năm chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ nhất của eSIM trong đó động lực chính đến từ các thiết bị smartphone.
Hầu hết các nhà sản xuất thiết bị OEM (Original Equipment Manufacturing) đều đã cung cấp các mẫu smartphone hỗ trợ eSim trong đó apple là OEM duy nhất cung cấp iphone chỉ hỗ trợ eSIM tại thị trường Mỹ.
eSIM mang đến những thay đổi gì với nhà mạng?
eSim làm thay đổi mối quan hệ chủ động của nhà mạng với các đối tác OEM tại các thị trường mà nhà mạng là nhà phân phối Handset: Nếu như trước đây để mua Handset, khách hàng cần chọn nhà mạng để mua gói cước và sau đó sẽ mua điện thoại. Như vậy nhà mạng nắm quyền chủ động đối với các OEM và khách hàng. Tuy nhiên khi có eSim, khách hàng có thể mua điện thoại của bất cứ OEM nào sau đó mua eSim để sử dụng.
eSim giúp hành trình số hoàn toàn khi mua sim. Không còn Sim vật lý, đồng nghĩa với việc không cần tiếp xúc vật lý để có thể load sim vào máy mà làm hoàn toàn Online và kích hoạt thông qua scan mã QR code giúp rút ngắn hành trình mua hàng và sử dụng chỉ còn trong 1 lần click chuột.
eSim có thể khiến nhà mạng thay đổi mô hình kinh doanh Roaming. Theo PWC, việc chuyển đổi sang eSim càng nhanh bao nhiêu thì càng giết chết Roaming nhanh bấy nhiêu do chi phí ngày càng tăng của dịch vụ chuyển vùng quốc tế sẽ thúc đẩy việc áp dụng các gói eSIM du lịch (chi phí cho mỗi GB data khi chuyển vùng quốc tế là 8,57 USD trong khi dùng eSIM du lịch sẽ chỉ mất 5,50 USD ~ giảm 35%), làm cho eSIM du lịch trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho khách du lịch quốc tế và nhà mạng cần chuẩn bị cho điều này. Việc mua và kích hoạt sim hoàn toàn online đã mở ra một thị trường xuất khẩu sim cho người nước ngoài và không còn bị giới hạn bởi biên giới quốc gia.
Vậy triển vọng kinh doanh eSIM trong các năm tới sẽ như thế nào?
Thứ nhất là sự bùng nổ thương mại hóa dịch vụ 5G FWA được dự báo sẽ là động lực tăng trưởng eSIM trong các năm tới. 5G FWA (Fixed Wireless Access) là loại hình kết nối giao thoa giữa Internet di động và cố định. Nó được đánh giá là một trong 3 ứng dụng của 5G mà các nhà mạng có thể khai thác thương mại. Ngày càng nhiều các quốc gia thương mại hóa dịch vụ 5G FWA (127 nhà cung cấp dịch vụ cố định, đa số là các nhà mạng trên 60 quốc gia). Đặc biệt việc Kigen và Tongxin Microelectronics công bố giải pháp eSIM được GSMA chứng nhận toàn cầu dành cho các OEM mang đến cơ hội bùng nổ 5G FWA với các thiết bị dùng eSIM.
Thứ hai, đẩy mạnh kinh doanh eSIM trong lĩnh vực IoT là giải pháp chuyển đổi số hiệu quả và gắn với trách nhiệm xã hội cho các doanh nghiệp. Theo GSMA, 63% doanh nghiệp cho rằng việc triển khai IoT là một phần trong chương trình chuyển đổi kỹ thuật số, eSIM giúp giảm đáng kể dung lượng trong thiết bị IoT so với SIM truyền thống và có thể được cập nhật từ xa bằng công nghệ không dây (OTA), tăng đáng kể phạm vi và tính chất của các thiết bị IoT có thể được kết nối. Trong khi đó 83% doanh nghiệp cho rằng eSIM rất quan trọng để đạt được thành công trong việc triển khai IoT do tính bảo mật cao và bảo vệ môi trường.
Thứ ba là kỳ vọng của các OEM về tương lai bùng nổ eSIM trên smartphone. Dự báo Apple ra mắt Iphone chỉ có eSIM bên ngoài Mỹ trong năm 2024 tại các nước châu Âu và năm 2026 trên toàn cầu, tiếp đến là các OEM khác sẽ ra mắt smartphone chỉ có eSIM sẽ là động lực để bùng nổ dịch vụ này trong các năm tới.
Tại Việt Nam, thị trường eSIM đang khá sôi động với sự tham gia của hầu hết các nhà mạng cùng nhiều chương trình khuyến mại khủng để thu hút thuê bao vì với eSIM khách hàng dễ dàng thay đổi nhà mạng chỉ cần nhận được các lợi ích phù hợp với nhu cầu.
Nếu muốn đổi sang eSIM Viettel, khách hàng chỉ cần cài đặt app My Viettel và làm theo hướng dẫn sau:
-
Hé lộ sân khấu công nghệ đỉnh cao của đại nhạc hội Y-Fest 2024
146 | 0 Bình luận | 2 Thích
-
Đăng ký ngay gói cước “thương hiệu TRẺ” GIC70 và GIC70T để nhận siêu ưu đãi...
71 | 0 Bình luận | 1 Thích
-
Công ty Natcom tuyển dụng vị trí Trưởng phòng Khách hàng doanh nghiệp với mức...
235 | 0 Bình luận | 0 Thích
-
Công ty Dịch vụ Khách hàng Viettel ra mắt Ban lãnh đạo
1994 | 0 Bình luận | 5 Thích
-
Ban Đầu tư tài chính Tập đoàn có Phó Ban mới
1731 | 1 Bình luận | 14 Thích
-
Viettel giới thiệu nhiều giải pháp chuyển đổi số đột phá tại...
790 | 0 Bình luận | 2 Thích
-
TV360 tặng gói trải nghiệm VIP cho CBNV xem miễn phí 3 tháng
409 | 0 Bình luận | 1 Thích
-
Giới trẻ Hà Nội và các tỉnh lân cận đồng loạt khoe vé Fanzone...
397 | 0 Bình luận | 3 Thích