Thách thức khi kinh doanh 5G: Giải pháp Network Sharing
Phòng NCTT - TT Di Động đã đăng lúc 14:07 - 20.08.2024
Chia sẻ, sử dụng chung hạ tầng mạng viễn thông "Network Sharing" được xem là xu hướng tất yếu, giúp tiết kiệm đáng kể chi phí đầu tư cho các nhà mạng.
Network sharing (chia sẻ hạ tầng mạng) xuất hiện phổ biến ở hầu hết các thị trường, phạm vi chia sẻ mạng đa dạng và không có 1 mô hình chung cho tất cả. Thời điểm chia sẻ hạ tầng nhiều thường ngay trước khi triển khai công nghệ mới 4G (giai đoạn 2010-2014) và hiện là 5G nhằm tối ưu hóa chi phí đầu tư.
Theo kết quả khảo sát 79 nhà mạng của Analysys Mason: 39% đã triển khai chia sẻ/đầu tư chung nhằm giảm bớt áp lực chi phí và lạm phát giá năng lượng, đầu tư cho sản phẩm, dịch vụ mới. Bên cạnh đó, chia sẻ mạng 5G cũng đối mặt thách thức do công nghệ cấu trúc phức tạp hơn. Tuy nhiên, 5G vẫn thúc đẩy nhu cầu chia sẻ hạ tầng, đặc biệt ở châu Á Thái Bình Dương và châu Âu.
Có 2 mô hình chia sẻ hạ tầng đang được các nhà mạng áp dụng:
Mô hình thụ động (Passive Sharing): Chỉ dùng chung hạ tầng phần cứng bao gồm các yếu tố Non-Electronic như: Site, nguồn, truyền dẫn….
Mô hình chủ động (Active Sharing): Dùng chung cả các lớp quản lý phần mềm như: Core, Radio, Tần số…). Kể từ khi 4G phát triển kéo theo các công nghệ về dùng chung hạ tầng CNTT xuất hiện MORAN, MOCN, CN. Cụ thể:
MORAN (Multi-Operator Radio Access Network): Nền tảng CNTT cho phép hai mạng dùng chung phần Radio, Truyền dẫn, Site mà không cần dùng chung phần Core, Tần số.
MOCN (Multi-Operator Core Network): Nền tảng CNTT cho phép hai mạng vẫn dùng riêng phần Core trong khi dùng chung cả tần số (Pool Spectrum) và MORAN.
CN (Core Network Sharing): Nền tảng CNTT cho phép 2 mạng dùng chung toàn bộ: Hạ tầng vật lý, mạng Core, tần số.
Use case điển hình về network sharing tại Trung Quốc
Nhà mạng China Telecom và China Unicom là use case đặc biệt về việc cùng xây dựng – cùng chia sẻ mạng 5G theo mô hình CN (Core Network Sharing - chia sẻ cả hạ tầng, truyền dẫn, mạng Core và tần số) nhờ vào việc được cấp 2 dải băng tần liền mạch 3400-3500 MHz và 3500-3600 MHz. Đây là yếu tố quyết định giúp 2 nhà mạng này có thể triển khai tính năng Spectrum pooling từ đó hình thành lên chiến lược triển khai chung hạ tầng theo mô hình CN.
Về hình thức triển khai hạ tầng 5G, China Telecom và China Unicom đạt thỏa thuận triển khai hạ tầng theo 2 loại khu vực: Đối với 15 tỉnh trọng điểm 2 nhà mạng triển khai hạ tầng theo nguyên tắc 60:40 (nhà mạng nào có thị phần lớn hơn sẽ đầu tư 60% số trạm BTS 5G nhà mạng còn lại đầu tư 40%). Và tại các tỉnh còn lại sẽ triển khai theo nguyên tắc 0:100 (phân loại khu vực bắc nam, khu vực nào 1 nhà mạng đã đầu tư thì nhà mạng còn lại không cần đầu tư).
Về mô hình kinh doanh, các nhà mạng vẫn độc lập trong việc đầu tư và sở hữu hạ tầng cũng như các hoạt động vận hành khai thác mạng lưới.
Kết quả là China Unicom và China Telecom có hạ tầng 5G tốt hơn China mobile (hết 6/2023 toàn Trung Quốc có 2,9 triệu trạm 5G trong đó số lượng trạm của China Unicom và China Telecom cùng triển khai là 1,73 triệu trạm ~ 58,6%) giúp tiết kiệm được 43% CAPEX và 14,3% OPEX hàng năm; Duy trì được tăng trưởng Ebitda ~ 3%/năm trong giai đoạn đầu tư 5G do không phải thay đổi đột ngột về cầu trúc chi phí (Opex và khấu hao) và tăng trưởng doanh thu dịch vụ (8%/ năm) cao hơn so với Nhà mạng China mobile (6,3%/năm).
Tại Việt Nam, Nhà nước đã có chủ trương (Chỉ thị 52 năm 2019) khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông tăng cường chia sẻ, sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động (Passive Sharing). Theo đó các doanh nghiệp (bao gồm cả Viettel) đã tham gia chia sẻ, dùng chung trạm BTS, cáp và cơ sở hạ tầng ở một số khu vực.
Từ tháng 6/2020 các nhà mạng đã ký thỏa thuận thống nhất chủ trương dùng chung 1.200 vị trí trạm BTS.
Đến tháng 7/2023 thực tế đã có khoảng 5.000 vị trí trạm được các nhà mạng dùng chung và khoảng 13.000 vị trí dùng chung của các doanh nghiệp xã hội hóa.
Gần đây nhất (3/2024) VNPT và MobiFone ký kết thỏa thuận hợp tác chia sẻ, hỗ trợ, khai thác, dùng chung hạ tầng viễn thông theo hướng: Cùng tối ưu hóa nguồn lực và chi phí, nhanh hơn trong việc mở rộng phủ sóng 5G; Chia sẻ hợp tác trong cung ứng dịch vụ; Thực hiện chiến lược quốc gia về chuyển đổi số, kinh tế số và xã hội số. Động thái trên cho thấy 2 doanh nghiệp này muốn bắt tay cùng phát triển trong giai đoạn triển khai 5G và các dự án quốc gia, tương tự như việc hợp tác của China Unicom và China Telecom kể trên.
Như vậy, chia sẻ và sử dụng chung hạ tầng mạng viễn thông được xem là xu hướng tất yếu, giúp tiết kiệm đáng kể chi phí đầu tư cho các doanh nghiệp. Đặc biệt trong bối cảnh cần đẩy nhanh thương mại hóa dịch vụ 5G thì thách thức lớn nhất với các Nhà mạng chính là chi phí đầu tư hạ tầng mạng lưới. Rõ ràng “chia sẻ hạ tầng” sẽ là giải pháp then chốt để các Nhà mạng triển khai kinh doanh hiệu quả mạng 5G.
-
Tết này, lần đầu Viettel lì xì khách hàng tới 99.999 điểm Viettel ++
1403 | 0 Bình luận | 0 Thích
-
Lắng nghe lời chúc Tết của 500 CBNV VTT nhân dịp đầu xuân năm mới 2025
657 | 0 Bình luận | 3 Thích
-
Mục tiêu tổng quát của Viettel Telecom trong năm 2025
604 | 0 Bình luận | 0 Thích
-
VTT có PTGĐ mới: Trọng trách đẩy mạnh lĩnh vực nội dung số
3991 | 5 Bình luận | 16 Thích
-
BTGĐ Tổng Công ty chúc tết và gửi lời cảm ơn toàn thể CBNV vì...
2092 | 3 Bình luận | 23 Thích
-
Những thành tựu nổi bật trong lĩnh vực Công nghệ thông tin của...
1488 | 0 Bình luận | 8 Thích
-
Tết này, lần đầu Viettel lì xì khách hàng tới 99.999 điểm...
1403 | 0 Bình luận | 0 Thích
-
Mừng xuân mới - Check in thả ga - Nhận quà cực đã tại cửa hàng...
1219 | 36 Bình luận | 88 Thích