Thách thức khi kinh doanh 5G – Bài học từ Trung Quốc
Phòng NCTT - TT Di Động đã đăng lúc 09:26 - 15.07.2024
Rất nhiều thách thức được đặt ra khi bất kỳ quốc gia nào đặt chân vào hành trình thương mại dịch vụ 5G. Từ bài học kinh nghiệm của Trung Quốc chúng ta cùng kỳ vọng vào việc thương mại hóa dịch vụ 5G tại Việt Nam sẽ được đẩy nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn.
Thực trạng triển khai 5G tại các quốc gia trên thế giới
Theo báo cáo của Hiệp hội Các nhà cung cấp di động toàn cầu (GSA), khoảng hơn 100 quốc gia đã có mạng 5G. Dự kiến, 5G sẽ đạt 5,5 tỷ người dùng vào năm 2030.
Triển khai 5G tại Châu Á - Thái Bình Dương đang vượt trội so với châu Âu, trong đó Hàn Quốc, Úc và Trung Quốc là các quốc gia đi đầu, đã vượt qua các thị trường lớn châu Âu về hiệu suất 5G chủ yếu nhờ các yếu tố như việc có sẵn băng tần và các chính sách hỗ trợ của chính phủ.
Triển khai 5G vào năm 2019, Trung Quốc nằm trong số những quốc gia dẫn đầu cuộc đua đổi mới 5G nhờ tự triển khai và phát triển đáng kể các giải pháp 5G. Quốc gia này đã xây dựng 3.6 triệu trạm 5G (~ 33% tổng số trạm) với 862 triệu thuê bao 5G (~ 48% tổng thuê bao di động).
Tại khu vực Đông Nam Á, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philipine là các quốc gia đã sớm thương mại dịch vụ 5G trên toàn quốc, các quốc gia khác cũng đang không ngừng nỗ lực triển khai mạng 5G, trong đó bao gồm cả Việt Nam.
Thực tế triển khai mạng 5G tại Việt Nam
Với việc triển khai thử nghiệm mạng 5G vào năm 2020, Việt Nam cũng bắt nhịp nhanh chóng và trở thành một trong số những quốc gia đầu tiên tham gia vào hành trình cung cấp dịch vụ 5G.
Tính đến hết năm 2023, mạng 5G thương mại đã được thử nghiệm tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước với hơn 500 trạm phát sóng 5G.
Tháng 3/2024 Viettel và VNPT đã đấu giá thành công 2 khối băng tần B1 (2500-2600 MHz), C2 (3700-3800 MHz) và mới đây (9/7/2024) Mobifone đã trúng đấu giá khối băng tần C3 (3800-3900 MHz) để chuẩn bị thương mại hóa dịch vụ 5G. Như vậy, “cơn khát” băng tần của các nhà mạng phần nào đã được giải. Nhưng để thương mại hóa 5G, thì sở hữu băng tần mới chỉ là yếu tố đầu tiên, còn rất nhiều điều kiện khác như hạ tầng mạng lưới, thiết bị và hệ sinh thái các dịch vụ, ứng dụng.
Thách thức khi triển khai mạng 5G
Một trong những thách thức lớn nhất khi triển khai mạng 5G ở Việt Nam đòi hỏi sự đầu tư lớn về hạ tầng trạm gốc và các thiết bị truyền dẫn mới để nâng cấp và mở rộng cơ sở hạ tầng hiện có.
Thêm vào đó, số người sử dụng thiết bị hỗ trợ công nghệ 5G trên mạng lưới hiện còn thấp: theo thống kê, 18% thiết bị của người dùng VNPT có 5G. Con số này của MobiFone là 16% - 17% và của Viettel khoảng 17% - 20%.
Một thách thức vô cùng lớn khác là thiếu các use case và ứng dụng như trên 4G.
Cuối cùng, 5G được kỳ vọng áp dụng nhiều trong lĩnh vực B2B như giao thông thông minh; chăm sóc sức khỏe thông minh,...Nhưng thực tế ở Việt Nam hiện đang thiếu các doanh nghiệp cung cấp các giải pháp này.
Bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc
Giống với Việt nam thời điểm hiện tại, năm 2019, Trung Quốc cũng từng phải đối mặt với các vấn đề thậm chí còn thách thức hơn ngay năm đầu tiên triển khai 5G như chưa có hạ tầng (cả năm 2019 Trung Quốc chỉ xây dựng được 391K trạm 5G/8,41Triệu trạm ~ 4,6%), số lượng handset hỗ trợ 5G trên mạng lưới mới chỉ chiếm 2%, chưa xây dựng được các dịch vụ 5G chuyên biệt và chưa có các Use case thành công của các nhà mạng khác để tham chiếu. Tuy nhiên với sự vào cuộc của cả hệ thống chính quyền từ Chính Phủ đến các địa phương, 5G tại Trung Quốc đã vượt qua thách thức và có những bước phát triển thần tốc.
Về vấn đề đầu tư hạ tầng 5G, để tiết kiệm chi phí đầu tư, 2 nhà mạng China Telecom và China Unicom đã thực hiện chiến lược “network sharing” (Cùng đầu tư - Cùng chia sẻ hạ tầng) để triển khai 1,73 triệu trạm 5G dùng chung ~ 47% tổng số trạm 5G toàn Trung Quốc, chỉ có Nhà mạng lớn nhất là China mobile tự triển khai 1,94 triệu trạm 5G (số liệu hết tháng 6/2023), đưa số lượng trạm 5G Trung Quốc chiếm 60% tổng số trạm 5G trên thế giới.
Về vấn đề thiết bị hỗ trợ 5G trên mạng lưới còn thấp chủ yếu là do giá thiết bị đầu cuối hỗ trợ 5G vẫn còn cao, các nhà mạng Trung Quốc thực hiện hợp tác với các hãng điện thoại như Huawei, Xiaomi, Oppo…để giảm giá thiết bi cũng như kèm khuyến mại trợ giá smartphone 5G khi khách hàng hòa mạng mới.
Về sản phẩm, dịch vụ 5G dành cho khách hàng cá nhân (B2C), thị trường đã chuyển dịch từ bán data traffic sang bán content:
Để giải quyết bài toán thiếu ứng dụng, sản phẩm 5G trên thị trường, nhà mạng China mobile tự xây dựng và triển khai 12 dịch vụ chiến lược cho thuê bao di động trong đó có 7 sản phẩm là Top 1 của ngành.
Cả khách hàng trả trước và trả sau đều phải trả phí đăng ký tháng. Cấu trúc của 1 gói cước gồm 3 phần: Lưu lượng (Thoại + Data) + Các dịch vụ miễn phí (Caller ID) + các dịch vụ phải trả phí Sub (YouTube Premium, Cloud…).
Cung cấp các gói cước trọn gói cho hộ gia đình bao gồm: Di động, Cố định, Truyền hình. Cho phép người đăng ký gói cước có thể chia sẻ quota của gói cước với các thành viên khác. Thu phí thêm thành viên vào danh sách chia sẻ từ sim thứ 3.
Về sản phẩm 5G dành cho đối tượng là các doanh nghiệp (B2B), Các nhà mạng Trung Quốc đã triển khai 1 loạt các giải pháp:
China mobile triển khai sản phẩm mẫu ở mỗi ngành sau đó đóng gói sản phẩm hoàn thiện quy trình để có thể customize cho toàn ngành, hoặc hợp tác với đối tác chiến lược “ngành” để đi bán sản phẩm cho khách hàng của “ngành” đó.
China mobile trở thành nhà cung cấp Platform khi xây dựng 9 nền tảng mở cho 9 lĩnh vực trọng tâm (Sản xuất, Du lịch, Sức khỏe, Giao thông, …). Khách hàng có thể tự triển khai Platform hoặc sử dụng Platform của nhà mạng để phát triển, customize thành nền tảng quản lý dịch vụ của mình.
China Telecom bán dịch vụ kèm công cụ quản lý, tối ưu hiệu suất sử dụng khi cung cấp 1 nền tảng mở “NICEs Pro” cho phép khách hàng sử dụng hoặc tích hợp để quản lý dịch vụ. Nhà mạng cung cấp các công cụ để khách hàng có thể customize sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp cũng như hỗ trợ khách hàng nâng cao hiệu suất sử dụng.
Có thể thấy rất nhiều thách thức được đặt ra khi bất kỳ quốc gia nào đặt chân vào hành trình thương mại dịch vụ 5G. Từ bài học kinh nghiệm của Trung Quốc chúng ta cùng kỳ vọng vào việc thương mại hóa dịch vụ 5G tại Việt Nam sẽ được đẩy nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn.
-
Xây tri thức, dựng tương lai
8 | 0 Bình luận | 0 Thích
-
Giấc mơ có thật
23 | 0 Bình luận | 0 Thích
-
Ưu đãi gói cước 5G dành riêng cho CBNV Viettel, chỉ từ 135.000đ/tháng
198 | 0 Bình luận | 1 Thích
-
[LIVESTREAM] Chung kết cuộc thi Viettel Telecom Idol
6053 | 24 Bình luận | 41 Thích
-
Chúc mừng 30 cá nhân được TCT khen thưởng hoàn thành xuất sắc...
2754 | 1 Bình luận | 8 Thích
-
Tôi không nghĩ Viettel đã cho mình nhiều như thế!
1265 | 10 Bình luận | 21 Thích
-
Bật mí 2 giám khảo khách mời vô cùng đặc biệt của sân khấu âm...
1102 | 0 Bình luận | 6 Thích
-
Chung kết Viettel Telecom Idol nóng hơn bao giờ hết trước giờ G
1057 | 1 Bình luận | 3 Thích