Gửi ý
kiến BQT
Gửi tin
Nhịp sống

Chia sẻ của đ/c Trưởng phòng Chiến lược VTT: Mô hình kinh doanh dựa vào các công nghệ mới

Nghe bài viết dạng audio

Nhịp sống đã đăng lúc 17:37 - 13.03.2024

Sau khi tham dự Hội nghị Di động thế giới 2024 và tiếp cận, trao đổi với nhiều doanh nghiệp viễn thông lớn trên thế giới, đ/c Nguyễn Thị Tuyết Mai - TP. Chiến lược TCT đã có những chia sẻ về mô hình kinh doanh, cụ thể trên thế giới hiện có 5 xu hướng có thể đã được hình thành từ các năm trước, nhưng được nhấn mạnh nổi bật năm nay và ảnh hưởng lớn đến mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông và CNTT.

Đ/c Nguyễn Thị Tuyết Mai - TP. Chiến lược TCT tại Hội nghị Di động thế giới 2024.

Thứ nhất là xu hướng hợp tác giữa các ngành, các lĩnh vực để đưa 5G đi vào mọi mặt của cuộc sống. Các use case nổi bật của 5G được trình bày tại hội nghị được ứng dụng rộng rãi trên tất cả các ngành công nghiệp như sản xuất, giao thông vận tải, y tế, giáo dục, an ninh, an toàn... Với một số nhà mạng, doanh thu từ các use case cho khách hàng doanh nghiệp đang đóng góp 20-25% doanh thu 5G.

Xu hướng này ảnh hưởng đến mô hình tổ chức bộ máy sản phẩm và bán hàng của VTS với 3 ý chính:

(1) Đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp đa lĩnh vực, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực công nghệ cao để khai thác công nghệ, tri thức và kinh nghiệm lẫn nhau. Một số ứng dụng cụ thể như thành lập các liên minh về 1 ngành/lĩnh vực nào đó như liên minh AI, liên minh IoT…

(2) Tích cực tác động các chính sách nhà nước không chỉ là các chính sách viễn thông, mà còn chính sách của các bộ ban ngành quản lý của các lĩnh vực đang là khách hàng chủ đạo của các use case 5G.

(3) Tổ chức bộ máy để sản xuất các use case cụ thể cho khách hàng doanh nghiệp với 2 mô hình chính: đóng gói sẵn theo từng lĩnh vực và may đo theo từng doanh nghiệp.

image1

Thứ hai là xu hướng đầu tư/hợp tác để làm chủ các networks/platform mở API, qua đó thúc đẩy các developers sản xuất, sáng tạo nội dung và kinh doanh theo mô hình chia sẻ doanh thu.

Tại hội nghị, các nhà mạng như China Mobile, SK Telecom, KDDI cũng như các vendors thiết bị Ericsson, Huawei cũng đã chia sẻ về các nền tảng mở này. Điển hình có thể nói đến Platform AI care của China Mobile, platform cho khách hàng trẻ của KDDI hay nền tảng của nhà sản xuất Vontage mà Ericsson vừa mua lại. Với các platform này, bên thứ 3 có thể chủ động sáng tạo sản phẩm, thiết kế gói giá dựa trên sự hỗ trợ về công nghệ và AI của nhà mạng.

Ngay tại thời điểm này, Viettel Telecom đã phải bắt đầu đầu tư cho các platform & giới thiệu đến các nhà sáng tạo nội dung để chuẩn bị cho giai đoạn kinh doanh chính thức 5G. 

image5

Thứ ba là xu hướng ứng dụng AI vào mọi lĩnh vực, ngành nghề. Với sự bùng nổ của Gen AI với khả năng tự học, tự sáng tạo nội dung cùng lối nói chuyện tự nhiên như con người. Đối với các doanh nghiệp viễn thông, Gen AI mở ra một mô hình kinh doanh mới về chăm sóc khách hàng (CSKH). Ví dụ như case study của SK Telecom khi họ xây dựng platform CSKH bằng Gen AI, một mặt nâng cao trải nghiệm khách hàng, mặt khác có thể cung cấp dịch vụ outsource chăm sóc khách hàng cho các công ty khác thông qua lợi thế của các doanh nghiệp viễn thông là có cơ sở dữ liệu lớn về hành vi khách hàng. 

Ngoài ra, một trong những ứng dụng AI được chia sẻ rộng rãi tại hội nghị là cung cấp 1 mô hình giúp doanh nghiệp viễn thông phát triển các dịch vụ giải pháp dựa trên khai thác cơ sở dữ liệu nhưng không ảnh hưởng đến quyền riêng tư của khách hàng. Ví dụ dịch vụ cung cấp location của khách hàng dựa trên phân tích và phỏng đoán, giúp chính phủ có thể hoạch định hạ tầng giao thông, giúp các doanh nghiệp bán lẻ có thể cung cấp các chương trình khuyến mãi theo location. AI cũng giúp doanh nghiệp viễn thông ứng dụng hàng triệu thuật toán để phân tích và tạo ra nhiều tính năng nổi trội về sản phẩm, ví dụ như China Mobile ứng dụng 26.7 triệu thuật toán để cung cấp các tính năng cho nền tảng chăm sóc sức khoẻ (AI care) của họ. 

Thứ tư là xu hướng cloud-based service. Xu hướng này có thể đã xuất hiện trong nhiều năm, nhưng năm nay tại hội nghị viễn thông, China Mobile giới thiệu thêm một bước mới trong việc đưa các dịch vụ lên cloud, đó là sản xuất các thiết bị như máy tính, điện thoại, camera không bộ nhớ. Khi đấy giao diện tương tác khách hàng chỉ còn là phần nhập liệu, tất cả dữ liệu được lưu trữ và xử lý trên cloud. Điều này giúp cho giá thành thiết bị rẻ đi nhiều, đồng thời cũng giúp thúc đẩy kinh doanh cloud. Việc tạo ra tiện ích cho khách hàng với những cái máy tính, điện thoại, camera ảo, giúp cho doanh nghiệp chỉ thu tiền đc 1 lần từ bán thiết bị, mà còn thu phí dịch vụ cloud hàng tháng.

image4

Thứ 5 là các dịch vụ an ninh, an toàn không gian mạng ngày càng có vai trò quan trọng, trong đó nhà mạng có lợi thế để cung cấp các giải pháp đảm cho khách hàng. Tại hội nghị, China Mobile giới thiệu Super Sim Gateway với 3 đặc điểm chính: Nhận thực siêu bảo mật để thay thế cho use name/password truyền thống. Tích hợp chip AI để thu thập và phân tích hành vi khách hàng. Công nghệ Zero Trust giúp giảm nguy cơ bị tấn công. Với các ưu điểm về bảo mật, doanh nghiệp viễn thông có thể phát triển thành 1 Hub xác thực cho tất cả các nền tảng, ứng dụng. 

Với các mô hình kinh doanh dựa trên các xu hướng mới kể trên, các doanh nghiệp viễn thông đang chuyển đổi từ Telco sang Techco. Họ tập trung nhiều hơn vào mở rộng hợp tác, tích cực đầu tư nghiên cứu phát triển, cũng như ứng dụng công nghệ cao vào chuyển đổi hoạt động sản xuất kinh doanh. 

Về mô hình kiếm tiền trên 5G, use case nổi bật nhất cho khách hàng cá nhân vẫn là kinh doanh dịch vụ eMBB. Mô hình kiếm tiền chính vẫn là bán các gói cước băng thông lớn, tốc độ cao, kết hợp bundle các dịch vụ AR/VR để tạo ra sự khác biệt so với 4G. Theo chia sẻ của Ericsson, cùng với xu hướng điều chỉnh giá bán để bù đắp cho chi phí đầu vào tăng lên vì lạm phát, các nhà mạng có xu hướng đẩy mạnh bán các gói Arpu cao, dung lượng lớn. Khi đấy 5G là cái cớ, là cơ hội lớn và rõ ràng nhất. Thậm chí như China Mobile, họ sinh ra 1 hệ thống gói cước 5G mà khách hàng nào cũng có thể đăng ký. Do đó, tỷ lệ thuê bao sử dụng hạ tầng 5G của họ chỉ đạt ~ 50%, nhưng tỷ lệ thuê bao dùng gói cước 5G lại chiếm đến 80%. 

Ngoài ra, dựa vào băng thông tốc độ cao, các nhà mạng cung cấp gói cước FWA tại những khu vực hạ tầng không đảm bảo. Theo số liệu của Ericsson, trong 3 năm gần đây, tốc độ tăng doanh thu của các nhà mạng đã khai thác 5G là 4.6%/năm, trong đó FWA đóng góp 20-25% tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, với các thị trường hạ tầng cố định phủ rộng khắp như Trung Quốc hay Việt Nam thì FWA không phải là 1 dịch vụ phổ biến.

image3

Đối với khách hàng doanh nghiệp, việc khai thác phân khúc đại trà chủ yếu dựa vào tính năng nổi trội của 5G SA là Network slicing để tạo ra các gói cước QoS theo sự kiện hoặc theo dịch vụ (ví dụ sự kiện thể thao, Game hoặc các dịch vụ tài chính đòi hỏi tốc độ siêu cao và độ trễ siêu thấp). Dịch vụ sản phẩm cho phân khúc khách hàng doanh nghiệp vẫn chủ yếu là xây dựng các use case dựa vào tri thức ngành. Điển hình như hàng nghìn use case của China Mobile. Với phân khúc khách hàng doanh nghiệp, việc tổ chức bộ máy may đo sản phẩm và bán hàng cho doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng, đồng thời nhà mạng cũng cần kết hợp chặt chẽ với các vendor, các doanh nghiệp công nghệ cao, các ngành nghề khác để tạo ra các use case nổi bật.

Một trong các mô hình kiếm tiền nữa từ 5G là giúp các doanh nghiệp viễn thông có thể bán hàng cho bên thứ 3 từ các platform về sản phẩm. Ví dụ, từ platform về AR, VR; doanh nghiệp có thể bán các sản phẩm có liên hệ chặt chẽ với nội dung của video. Một use case được giới thiệu là các Game AR/VR quản lý đội bóng, có thể kết hợp với bán áo thi đấu và phụ kiện của các CLB bóng đá. Việc tăng trải nghiệm khách hàng, cung cấp sản phẩm ngay đúng điểm chạm của khách hàng giúp cho tỷ lệ bán hàng tăng lên đáng kể. 

1216 | 0 Bình luận | 1 Thích