Gửi ý
kiến BQT
Gửi tin
Nhịp sống

Một số nội dung cơ bản CBNV cần biết về Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018

Việt Thương - Phòng Chính trị TCT đã đăng lúc 16:22 - 13.08.2019

Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 20/11/2018, luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

Sự cần thiết ban hành Luật năm 2018: Còn nhiều hạn chế về Quy định về công khai, minh bạch còn chưa mang tính bao quát và thiếu các biện pháp bảo đảm thực hiện; Quy định về trách nhiệm giải trình chưa phù hợp, thiếu thực tế; Các quy định về xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình còn chưa cụ thể; các quy định về minh bạch tài sản, thu thập chưa giúp kiểm soát được biến động về tài sản, thu nhập...Xây dựng Luật PCTN để đồng bộ với quy định mới trong các đạo Luật quan trọng khác (Doanh nghiệp, Hình sự, Tố cáo,...) và nhằm nâng cao mức độ tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Chống tham nhũng.

  • Luật PCTN (sửa đổi) bao gồm: 10 chương, 96 Điều, tăng 2 chương và 4 Điều so với Luật PCTN 2005.
  • Về phạm vi điều chỉnh: Luật 2018 tiếp tục kế thừa Luật 2005 và mở rộng phạm vi điều chỉnh hơn, đã sửa quy định “người có hành vi tham nhũng” của Luật 2005 thành “tham nhũng”, như vậy theo Luật 2018 không chỉ người có hành vi tham nhũng mà cả cơ quan, tổ chức có hành vi tham nhũng đều bị xử lý.
  • Về hành vi tham nhũng: Luật 2005 chỉ quy định tham nhũng ở khu vực công, còn Luật 2018 quy định hành vi tham nhũng khu vực trong nhà nước và hành vi tham nhũng ngoài khu vực nhà nước.
  • Cách hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước (có 12 hành vi): 1) Tham ô tài sản; 2) Nhận hối lộ; 3) Lạm dụng chức vụ, quyền hại chiếm đoạt tài sản; 4) Lợi dụng chức vụ, quyên hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; 5) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; 6) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; 7) Giả mạo trong công tác vì vụ lợi; 8) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi; 9) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi; 10) Nhũng nhiễu vì vụ lợi; 11) Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; 12) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
  • Hành vi tham nhũng ngoài Nhà nước: Luật 2018 cũng quy định rõ hành vi tham nhũng ngoài khu vực Nhà nước chỉ giới hạn ở 3 hành vi: Tham ô tài sản; Nhận hội lộ; Đưa hối lộ, môi giới hố lộ để giải quyết công việc của tổ chức mình vì vụ lợi.
  • Cách hành vi bị nghiêm cấm: Tham ô tài sản; Nhận hối lộ; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản...; Đe dọa, trả thù, trù dập, tiết lộ thông tin về người phản ánh, tố cáo, tố giác, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng; Lợi dụng việc phản ánh, tố cáo, tố giác về hành vi tham nhũng để vu khống cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác.
  • Công khai minh bạch về tổ chức và hoạt động của đơn vị: Đối tượng thuộc diện phải kê khai tài sản thu nhập phải tiến hành công khai, minh bạch qua các hình thức: cuộc họp, niêm yết, phương tiện thông tin đại chúng,...
  • Xây dựng và thực hiện định mức tiêu chuẩn, chế độ trong cơ quan: Cơ quan, đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm xây dựng, ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ. Công khai quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ; thực hiện và công khai kết quả thực hiện quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ.
  • Quy định về tặng quà và nhận tặng quà: Luật 2018 quy định chi tiết hơn trường hợp cơ quan, đơn vị được sử dụng tài chính công, tài sản công làm quà tặng (tặng vì mục đích từ thiện, đối ngoại và trong trường hợp cần thiết khác theo quy định của pháp luật).
  • Chuyển đổi vị trí công tác cán bộ, công chức, viên chức: Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là từ đủ 02 năm đến 05 năm theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực
  • Thanh toán không dùng tiền mặt: Luật 2018 kế thừa Luật 2005, tuy nhiên quy định rõ hơn những khoản thu, chi không dùng tiền mặt, cụ thể: Các khoản thu, chi có giá trị lớn tại địa bàn đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng để thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của Chính phủ; Các khoản chi lương, thưởng và chi khác có tính chất thường xuyên.
  • Nghĩa vụ kê khai tài sản thu nhập: Kế thừa Luật 2005, Luật 2018 quy định tất cả cá bộ, công chức ứng cử đại biểu QH, HĐND phải kê khai tài sản; bổ sung đối tượng là Sỹ quan Công an; Sỹ quan Quân đội, QNCN, Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp phải kê khai tài sản.
  • Tài sản, thu nhập phải kê khai: Kế thừa Luật 2005, gồm: a) Quyền sử dụng đất; b) Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50 triệu trở lên; c) Tài sản, tài khoản ở nước ngoài. Luật 2018 bổ sung tài sản, thu nhập phải kê khai như: Công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng; Tổng thu nhập giữa 2 lần kê khai (Bỏ quy định kê khai: Thu nhập phải chịu thuế theo quy định của Pháp luật).
  • Phương thức và thời điểm kê khai tài sản, thu nhập: Luật 2018 quy định 4 trường hợp phải kê khai (Kê khai lần đầu: Kê khai bổ sung được thực hiện khi người có nghĩa vụ kê khai có biến động về tài sản, thu nhập trong năm có giá trị từ 300 triệu trở lên; Kê khai hằng năm; Kê khai phục vụ công tác cán bộ).
  • Xử lý hành vi kê khai tài sản không trung thực: Quy định việc xử lý hành vi kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập không trung thực: Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu HĐND bị xóa tên khỏi danh sách những người ứng cử; Người được dự kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử giữ chức vụ thì không được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn vào chức vụ đã dự kiến.
  • Nhiệm vụ của CBCNV: tích cực nghiên cứu, học tập, nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc ban hành Luật PCTN và các văn bản hướng dẫn thi hành; nhất là những nội dung liên quan đến trách nhiệm, nghĩa vụ của từng cá nhân trên cương vị công tác của mình; thấy được việc nghiên cứu, học tập pháp luật không chỉ là quyền mà là trách nhiệm của mỗi cá nhân trong xã hội nhằm trang bị kiến thức, để thường xuyên chấp hành nghiêm pháp luật và động viên, nhắc nhở mọi người cùng chấp hành. Từ đó tạo nên phong trào tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống theo tiêu chuẩn người quân nhân cách mạng; nâng cao nhận thức và ý thức cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư cho cán bộ, công nhân viên trong đấu tranh PCTN, lãng phí.
  TAGS:  
274 | 0 Bình luận | 2 Thích