Viettel Lai Châu bứt phá dịch vụ CĐBR nhờ tư duy chủ động, tổ chức đồng bộ và tinh thần kiên trì
Vũ Trân Tâm đã đăng lúc 11:09 - 14.04.2025
Bằng cách làm chủ động, sáng tạo và tinh thần quyết liệt đồng bộ giữa các lực lượng, Viettel Lai Châu đã tạo nên kỳ tích – đưa CĐBR trở thành một trong những dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ nhất của đơn vị.
Bối cảnh thách thức – cơ hội từ vùng đất khó
Tỉnh Lai Châu nằm ở khu vực Tây Bắc, có địa hình chia cắt mạnh, dân cư phân bố thưa thớt, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Với điều kiện đó, việc đầu tư hạ tầng viễn thông – đặc biệt là mạng cố định băng rộng – từ lâu đã bị xem là “khó khả thi” bởi chi phí cao, nhu cầu thấp, khả năng thu hồi vốn chậm.
Thế nhưng với tư duy không lùi bước trước khó khăn, Viettel Lai Châu đã nhìn thấy trong thách thức một cơ hội lớn: chính những vùng lõm hạ tầng, nơi chưa ai làm – là không gian phát triển còn nguyên vẹn, nếu biết đi trước, đi nhanh và đi chắc.
Giai đoạn 2020–2025, trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 diễn ra mạnh mẽ trên toàn quốc, đơn vị đã xác định phát triển hạ tầng số và thuê bao FTTH là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, góp phần tạo nền tảng cho chuyển đổi số của cả tỉnh. Và thực tế đã chứng minh, hướng đi ấy là đúng đắn.
Những con số biết nói: Bước tiến thần tốc của một chi nhánh vùng cao
- Doanh thu dịch vụ CĐBR: Lũy kế 197,6 tỷ đồng, tăng trưởng trung bình 10,8%/năm, năm 2024 đạt đỉnh gần 18%.
- Thuê bao FTTH thực: Cuối 2024 đạt 28.114 thuê bao, tăng hơn 14.000 thuê bao so với đầu giai đoạn; đặc biệt quý I/2025 là top 3 tỉnh có tăng trưởng thuê bao FTTH thực tốt nhất (tăng trưởng 4,2%).
- Thị phần FTTH: Đạt 46%, đứng thứ 2 toàn tỉnh, chỉ còn cách đối thủ khoảng 4.300 thuê bao – dù bước vào thị trường CĐBR muộn hơn và nhân lực kỹ thuật ít hơn một nửa.
- Hạ tầng GPON: Triển khai hơn 20.000 cổng, riêng năm 2024 phát triển được 5.700 cổng – mức tăng cao nhất từ trước đến nay.
- Tỷ lệ thuê bao rời mạng: Giảm mạnh từ 11,3%/năm (giai đoạn 2021–2022) xuống còn 8,35%/năm vào năm 2025.
Không chỉ vượt chỉ tiêu kinh doanh, Viettel Lai Châu còn cải thiện hiệu suất vận hành:
- Hiệu suất sử dụng cổng GPON đạt 60%, xếp 28/63 tỉnh.
- Độ phủ hạ tầng CĐBR toàn tỉnh đạt 44% hộ gia đình – dù thấp hơn trung bình cả nước, nhưng với tỉnh miền núi, đây là kết quả rất đáng ghi nhận.
Các nhóm giải pháp làm nên khác biệt:
Phát triển hạ tầng có trọng điểm – bền bỉ mở rộng từng bản:
Chi nhánh đã xác định rõ nguyên tắc: "Không bỏ trống địa bàn nào có điện lưới và từ 10 hộ dân trở lên", qua rà soát, có 191 bản chưa có cáp quang, trong khi đối thủ tập trung cạnh tranh ở khu vực thành thị, thì Viettel Lai Châu đã chủ động khai thác thị trường nông thôn, vùng sâu, vùng xa nhất, vùng được hưởng viễn thông công ích, nơi còn trống về hạ tầng viễn thông. Từ “vòng ngoài” này, tạo thế vững chắc, toàn diện và khó bị thay thế – biến “đi sau” thành “vượt trước” trong cuộc đua cạnh tranh dịch vụ CĐBR.
Từ các dữ liệu thực địa, chi nhánh chủ động xây dựng kế hoạch hạ tầng GPON chi tiết theo từng tháng, từng huyện. Ngoài ra, đơn vị còn áp dụng một số giải pháp linh hoạt:
- Tận dụng triệt để hạ tầng truyền dẫn sẵn có từ trạm Macro, SmallCell, RRU để tiết kiệm chi phí đầu tư và thời gian triển khai (theo hướng dẫn HD.VTNet.TK.07/CĐBR ngày 28/4/2024).
- Triển khai nhanh tủ nhựa tại các khu vực có tiềm năng tăng trưởng, có sẵn khách hàng quan tâm nhưng hạ tầng chưa vươn tới.
- Nâng cấp tủ hiệu suất cao để tăng dung lượng phục vụ, đồng thời mở rộng không gian bán hàng cho lực lượng tuyến đầu.
Quản trị hiệu quả – thi đua phối hợp đồng bộ từ trên xuống dưới:
Một trong những điểm sáng của Viettel Lai Châu là phối hợp nội bộ rất tốt:
- Tổ chức thi đua phát triển hạ tầng GPON theo quý, trở thành động lực thi đua gắn kết giữa Phòng ban và các Viettel huyện: 01 Viettel huyện và 01 phòng ban gắn kết thành 01 đơn vị thi đua; nắm chắc thực tế địa bàn, nắm được hạ tầng mạng lưới có tính khả thi cao nhất.
- Rà soát định kỳ danh sách tủ hiệu suất thấp, khoán số lượng " xóa tủ không thuê bao" đến từng nhóm kinh doanh.
- Việc thành lập đội phản ứng nhanh hỗ trợ các huyện là một trong những giải pháp linh hoạt, hiệu quả mà Viettel Lai Châu đã triển khai để đảm bảo tiến độ và chất lượng trong phát triển hạ tầng CĐBR, đặc biệt tại những địa bàn khó khăn. Đội phản ứng nhanh gồm các nhân viên tại Phòng ban Viettel tỉnh có kinh nghiệm, sẵn sàng "cơ động, xung kích" hỗ trợ các huyện đang gặp vướng mắc trong triển khai hạ tầng GPON, xử lý sự cố dịch vụ hoặc đẩy nhanh tiến độ lắp đặt thuê bao. Mô hình này không chỉ giúp các đơn vị tuyến huyện tháo gỡ kịp thời khó khăn về nhân lực và chuyên môn, mà còn tạo sự liên kết dọc – ngang hiệu quả trong toàn Viettel tỉnh, phát huy tinh thần đồng đội, hỗ trợ lẫn nhau, “không để ai ở lại phía sau” trong các chiến dịch kinh doanh lớn.
Đội phản ứng nhanh sẵn sàng cơ động, xung kích hỗ trợ các các huyện đang gặp vướng mắc.
- Việc phối hợp tại cấp tỉnh giữa Chi nhánh công trình và Viettel tỉnh gắn với việc thường xuyên trao đổi, hội ý vào sáng thứ 2 hàng tuần và đột xuất đã tạo nên sự đồng thuận cao, dành toàn bộ nguồn lực cho tuyến đầu đã nâng cao và hỗ trợ tốt tuyến huyện trong việc triển khai hạ tầng mới cũng như phát triển thuê bao mới. Giám đốc huyện và Giám đốc kỹ thuật huyện chủ động bắt tay, phối hợp tốt vào cuộc đã cho thấy được sự khó khăn, vất vả, vướng mắc tại các Viettel huyện về phát triển hạ tầng Gpon để tạo không gian bán hàng.
Phát triển hạ tầng GPON trở thành động lực thi đua gắn kết giữa Phòng ban và các Viettel huyện.
Giám đốc huyện và Giám đốc kỹ thuật huyện chủ động bắt tay, phối hợp tốt.
Truyền thông hiện đại – bán hàng số hóa:
- Không chỉ bán hàng qua đội ngũ trực tiếp, Viettel Lai Châu đã xây dựng hạ tầng truyền thông đa kênh môi trường mạng xã hội trên Facebook, Zalo OA, Google Maps.
- Quản lý hệ sinh thái fanpage tỉnh và huyện, với gần 100.000 người theo dõi, cập nhật đều các chương trình ưu đãi, thông tin kỹ thuật, combo dịch vụ.
- Mở rộng mạng lưới cộng tác viên địa phương, tận dụng uy tín của trưởng bản, cán bộ thôn để lan tỏa dịch vụ đến các hộ dân.
Tầm nhìn đến năm 2030
Bước sang giai đoạn 2026–2030, chi nhánh đề ra những mục tiêu lớn:
- Phủ 75.000 cổng GPON, nâng độ phủ hạ tầng lên trên 70% số hộ dân.
- Phát triển hơn 26.000 thuê bao FTTH mới, nâng tổng số thuê bao thực lên 42.000.
- Giữ tỷ lệ rời mạng dưới 8,5%, thị phần vươn lên vị trí số 1 toàn tỉnh vào năm 2027.
Với nền tảng đã xây dựng được, tinh thần tập thể đồng lòng và sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, Viettel Lai Châu hoàn toàn có đủ cơ sở để đạt được những mục tiêu này.
Bản lĩnh và tư duy Viettel từ một vùng đất biên cương
Câu chuyện của Viettel Lai Châu là minh chứng rõ ràng rằng: ở đâu có tư duy chủ động, tổ chức đồng bộ và tinh thần kiên trì – ở đó có thành công, bất kể điều kiện xuất phát điểm ra sao.
Từ một tỉnh khó về địa lý, Viettel Lai Châu đã tạo nên sự khác biệt nhờ phương pháp làm việc khoa học, con người gắn bó và tinh thần “không chờ cơ hội – mà tự tạo cơ hội” ; bằng tinh thần “thần tốc hơn nữa, tiến thẳng đến vùng sâu vùng xa, tràn ngập lãnh thổ”. Đây có thể là một mô hình tham khảo thiết thực cho các đơn vị Viettel ở những địa bàn tương tự, đặc biệt trong hành trình phủ sóng hạ tầng số đến từng hộ dân – từng bản làng trên khắp đất nước.
-
Viettel và Đại học Công nghệ TP.HCM ký kết hợp tác chiến lược chuyển đổi số
23 | 0 Bình luận | 1 Thích -
100% chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở đã hoàn thành đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2027
27 | 0 Bình luận | 0 Thích -
HOT: Tải app VietPlant được tặng ngay cây xanh để văn phòng
1820 | 3 Bình luận | 10 Thích
-
Viettel Media trở thành công ty hạch toán độc lập
2289 | 0 Bình luận | 4 Thích
-
HOT: Tải app VietPlant được tặng ngay cây xanh để văn phòng
1820 | 3 Bình luận | 10 Thích
-
Viettel Quảng Bình khai trương trạm 4G tại vùng Trắng sóng
1769 | 0 Bình luận | 4 Thích
-
Học bổng 'tiền tỷ' mùa thứ 3 chờ người Viettel dám bứt phá
1640 | 0 Bình luận | 1 Thích
-
Viettel Kon Tum tăng cường hoạt động làm cùng tuyến đầu
1575 | 1 Bình luận | 7 Thích