Tăng cường giáo dục, tuyên truyền cho CBNV nêu cao cảnh giác trước thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Phòng Kiểm soát nội bộ đã đăng lúc 09:10 - 28.07.2022
Trong những năm gần đây, tại một số đơn vị trong Tập đoàn đã xảy ra các vụ việc Cán bộ nhân viên (CBNV) chiếm dụng tiền hàng, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, hoặc bị tố cáo, tố giác về tội phạm… Trước nguy cơ trên, đề nghị chỉ huy các cơ quan, đơn vị quán triệt tới CBNV nắm rõ thủ đoạn lừa đảo để chủ động phòng tránh, có phương án phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các vụ việc mất an toàn, liên quan đến vay nóng, vay tín dụng đen, lừa đảo qua mạng, cụ thể như sau:
Nguyên nhân liên quan đến việc CBNV hoặc người thân (vợ, chồng) chơi cờ bạc, cá độ, đầu tư tiền ảo, đầu tư ngoài ngành, vay nóng, vay tín dụng đen…dẫn đến bị truy tố về các tội tham ô, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đặc biệt có trường hợp CBNV khi bị thúc ép trả nợ dẫn đến cùng quẫn tự tử hoặc xảy ra mâu thuẫn trong gia đình dẫn đến xô xát tử vong.
Rà soát tình hình vay nợ tại các đơn vị 06 tháng đầu năm 2022, nhận thấy các khoản nợ của CBNV chủ yếu là vay ngân hàng, người thân, bạn bè, đối tác… chưa phát hiện trường hợp vay tín dụng đen, vay nợ mất khả năng thanh toán…Tuy nhiên, theo nhận định, đánh giá của Ban TTKT-TĐ, thực tế có khả năng CBNV còn vay nợ ngoài các tổ chức tín dụng nhà nước như (cầm đồ, vay nóng, vay tín dụng đen…) nhưng chưa báo cáo, vì:
- Có nhiều đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tiền thông qua đầu tư tài chính, vay tín dụng đen hoặc vay tiền qua app, khi không thực hiện trả nợ, đối tượng liên tục gọi điện cho lãnh đạo đơn vị để đòi nợ…
- Theo cục CSHS - Bộ Công an, thời gian gần đây, tình trạng vay tín dụng đen, lừa đảo kêu gọi đầu tư tài chính, tiền ảo, lừa đảo qua MXH có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp gây hậu quả rất nghiêm trọng, tâm lý hoang mang cho người dân.
Trước nguy cơ trên, đề nghị chỉ huy các cơ quan, đơn vị quán triệt tới CBNV nắm rõ thủ đoạn lừa đảo để chủ động phòng tránh, có phương án phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các vụ việc mất an toàn, liên quan đến vay nóng, vay tín dụng đen, lừa đảo qua mạng, cụ thể như sau:
I. Các phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo
1. Kêu gọi đầu tư tài chính, tiền ảo, tuyển cộng tác viên xử lý đơn hàng:
- Đầu tư tài chính, tiền ảo: Đối tượng lập ra các trang web đầu tư tài chính, các ứng dụng tương tự sàn đầu tư tài chính quốc tế, sử dụng nhiều thủ đoạn để thu hút, lôi kéo người chơi tham gia, cam kết sẽ được hưởng mức lãi suất cao, an toàn, có thể chủ động rút vốn bất cứ lúc nào mà không cần đầu tư trí tuệ, thời gian. Ban đầu người chơi nạp tiền, để tạo lòng tin các đối tượng tác động hệ thống để người chơi thấy ngay việc đầu tư của mình sinh lời. Sau đó, bằng nhiều hình thức khác nhau, đối tượng lôi kéo người chơi nạp thêm tiền. Khi huy động được lượng tiền lớn, các đối tượng sẽ can thiệp vào giao dịch, điều chỉnh thắng thua, hoặc ngừng giao dịch để chiếm đoạt tiền của người tham gia.
- Tuyển cộng tác viên xử lý đơn hàng: Đối tượng lập các trang Facebook giả mạo nhãn hàng, trang thương mại điện tử như: Tiki, Lazada, Shoppe…tuyển dụng, khi bị hại nhắn tin xin làm cộng tác viên, các đối tượng sẽ gửi các thông tin về công ty và yêu cầu bị hại gửi thông tin cá nhân, kết bạn để tư vấn.
Ban đầu đối tượng gửi các đơn hàng có giá trị nhỏ khoảng vài trăm ngàn đồng để bị hại chọn và xác nhận đơn, chuyển tiền vào tài khoản do đối tượng cung cấp và đối tượng chuyển lại toàn bộ số tiền đã bỏ ra mua hàng cùng tiền hoa hồng (từ 3-20%). Sau một số lần tạo niềm tin, đối tượng sẽ gửi đường dẫn sản phẩm có giá trị lớn hơn và tiếp tục yêu cầu bị hại chuyển tiền, khi nhận được số tiền lớn từ bị hại, đối tượng sẽ thông báo cho cộng tác viên tiếp tục thực hiện nhiệm vụ khác thì mới được chuyển lại tiền và hoa hồng, sau đó các đối tượng tiến hành chiếm đoạt tiền của bị hại.
2. Lấy cắp thông tin, hình ảnh cá nhân.
Lợi dụng sơ hở, thiếu hiểu biết của người dân trong việc chia sẻ hình ảnh CCCD, CMTND, sổ Hộ khẩu lên MXH và đăng ký các dịch vụ online đối tượng sẽ đánh cắp thông tin khi có dữ liệu cá nhân, tài khoản ngân hàng, đối tượng bán thông tin cho các đối tượng khác để sử dụng vào mục đích phạm tội, vi phạm pháp luật như: làm giả giấy tờ để mở tài khoản lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua vay vốn ngân hàng, tổ chức tín dụng, tài chính, tổ chức đánh bạc, giả mạo, giả danh CB Công an, Tòa án, VKS, Hải quan, Thuế…
3. Đánh cắp thông tin tài khoản ngân hàng, mã OTP:
Đối tượng giả danh cán bộ Ngân hàng, gọi điện cho bị hại thông báo có người chuyển tiền vào tài khoản nhưng bị lỗi nên chưa chuyển được, hoặc phần mềm chuyển tiền của KH bị lỗi, yêu cầu KH cung cấp mã số thẻ và mã OTP để kiểm tra, đối tượng sử dụng thông tin của bị hại cung cấp truy cập vào tài khoản rút tiền của bị hại.
Gửi tin nhắn SMS thông báo của ngân hàng để lừa KH truy cập vào đường link giả, yêu cầu cung cấp các thông tin bảo mật như: Tên, mật khẩu, mã OTP…khi có thông tin đối tượng sẽ rút tiền trong tài khoản của KH.
Lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid gửi thư điện tử, hoặc tập tin liên kết đính kèm, khi mở tệp tin hay nhấp vào liên kết, máy tính của nạn nhân sẽ bị tấn công bởi mã độc, để lộ thông tin cá nhân, thông tin thẻ tín dụng.
4. Thủ đoạn cho vay tiền qua app (vay tiền online):
Lợi dụng tâm lý vay tiền online thuận tiện, không cần phải ra ngân hàng làm thủ tục, đối tượng tiếp cận khách hàng và gửi đường link kết nối tới CH Play để bị hại cài đặt ứng dụng. Sau khi bị hại đăng nhập để vay tiền, app sẽ báo lỗi, đối tượng yêu cầu bị hại chuyển tiền đặt cọc mở lại app để giải ngân, có bị hại thực hiện chuyển tiền nhiều lần, đến khi nghi ngờ bị lừa không chuyển tiền nữa thì đối tượng lừa đảo thông báo sẽ không lấy lại được số tiền đã chuyển và chiếm đoạt số tiền của bị hại.
5. Giả danh cơ quan chức năng:
Tự xưng là Cán bộ Công an, VKS, Tòa án hoặc giả mạo Cổng thông tin điện tử của Công an, thông báo bị hại có liên quan đến các vụ án đang bị điều tra, hoặc thông báo phạt nguội giao thông…khai thác các thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, yêu cầu chuyển toàn bộ tiền trong tài khoản vào các tài khoản ngân hàng do đối tượng cung cấp với lý do để phục vụ công tác điều tra rồi chiếm đoạt.
Sử dụng thông tin, hình ảnh của các lãnh đạo cơ quan, chính quyền, đoàn thể để mạo danh vay mượn tiền của bạn bè, người thân, đồng nghiệp, cấp dưới, chiếm đoạt tiền của người bị hại.
6. Nhận quà từ bạn nước ngoài làm quen qua mạng:
Giới thiệu là người nước ngoài, làm quen kết bạn, sau thời gian làm quen đối tượng thông báo gửi quà là tiền mặt hoặc tài sản có giá trị rất lớn qua đường hàng không. Đối tượng giả danh là nhân viên sân bay, Hải quan, Thuế yêu cầu bị hại nộp tiền làm nhiều lần để được nhận quà thông qua tài khoản do đối tượng cung cấp. Khi bị hại không còn khả năng, đối tượng xóa ngay các tài khoản MHX và số điện thoại dùng để liên lạc.
7. Hack tài khoản mạng xã hội:
Đối tượng chiếm đoạt quyền điều khiển MXH của bị hại, tạo ra kịch bản nhắn tin lừa đảo đến bạn bè, người thân, để họ gửi tiền đến tài khoản ngân hàng do đối tượng chỉ định để chiếm đoạt số tiền bạn bè, người thân của bị hại chuyển tới.
8. Thông báo trúng thưởng tiền, tài sản có giá trị:
Đối tượng gửi thông báo trúng thưởng xe máy, điện thoại, đồng hồ, hoặc tiền mặt… giá trị lớn. Yêu cầu nạn nhân nạp tiền qua thẻ điện thoại, hoặc chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng để làm thủ tục nhận thưởng.
II. Một số giải pháp phòng tránh:
- Cảnh giác với cuộc gọi từ số máy lạ, đặc biệt đầu số từ nước ngoài
- Tuyệt đối không cung cấp thông tin cho bất kỳ tổ chức cá nhân nào khi chưa biết họ là ai.
- Không mua, bán, cho mượn giấy CMTND/CCCD, tài khoản cá nhân, tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng…
- Không truy cập vào các đường link gắn kèm trong nội dung tin nhắn lạ.
- Không thực hiện các yêu cầu chuyển tiền thông qua tin nhắn của các trang MXH, kể cả là của người thân, bạn bè. Nếu chuyển cần gọi điện để xác nhận.
- Không chuyển, nộp tiền cho bất kỳ tài khoản các nhân, tổ chức nào khi chưa biết rõ họ là ai.
- Không tin, không tham gia vào những chiêu trò nhận thưởng qua mạng với yêu cầu nạp tiền bằng thẻ điện thoại, chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng để nộp thuế hoặc làm thủ tục nhận thưởng.
- Tài khoản bỗng nhiên nhận được một khoản tiền “chuyển nhầm” tuyệt đối không được sử dụng, liên hệ ngay với ngân hàng hoặc trình báo với cơ quan Công an để được hướng dẫn giải quyết.
- Không để các đối tượng lôi kéo, dụ dỗ tham gia đầu tư vào các sàn giao dịch tiền ảo, sàn giao dịch ngoại hối, các chương trình tuyển dụng làm CTV xử lý đơn hàng trên mạng.
- CBNV phát hiện mình bị lừa, nên tố giác ngay hành vi lừa đảo tới cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc báo cáo về Ban TTKT-TĐ để được hỗ trợ giải quyết.
-
Xây tri thức, dựng tương lai
28 | 0 Bình luận | 0 Thích
-
Giấc mơ có thật
90 | 0 Bình luận | 1 Thích
-
Ưu đãi gói cước 5G dành riêng cho CBNV Viettel, chỉ từ 135.000đ/tháng
225 | 0 Bình luận | 1 Thích
-
[LIVESTREAM] Chung kết cuộc thi Viettel Telecom Idol
6119 | 24 Bình luận | 42 Thích
-
Chuyến công tác đặc biệt của tôi tại vùng đất “Dân tộc Pakô, con...
1160 | 99 Bình luận | 172 Thích
-
Bật mí 2 giám khảo khách mời vô cùng đặc biệt của sân khấu âm...
1119 | 0 Bình luận | 6 Thích
-
Chung kết Viettel Telecom Idol nóng hơn bao giờ hết trước giờ G
1074 | 1 Bình luận | 3 Thích
-
Kết quả chung cuộc Viettel Telecom Idol: Liên quân TT Chuyển...
859 | 7 Bình luận | 22 Thích